MỔ BỆNH UNG THƯ TRỰC TRÀNG
1.5.1. Một số nghiên cứu trên thế giới về hoá-xạ trị trước mổ bệnh ung thư trực tràng thư trực tràng
Tác giả Kim JS và cs (2002) nghiên cứu 45 BN UTTT giai đoạn cT3, T4 hoặc N+ được điều trị HXT trước mổ. Xạ trị 45Gy/25 buổi vào vùng khung chậu, tiếp theo là xạ trị thêm 5,4Gy/3 ngày vào vùng u nguyên phát kết hợp với Capecitabine (1650mg/m2/ngày) và leucovorin 20mg/m2/ngày trong 14 ngày, sau đó nghỉ 7 ngày (chu kỳ 21 ngày). Phẫu thuật được tiến hành sau khi hoàn thành HXT 6 tuần. Kết quả: 38 bệnh nhân được PT, HXT giúp hạ thấp giai đoạn cho u và hạch là 63% và 90% tương ứng. Tỷ lệ hạ thấp giai đoạn tính chung cho cả u và hạch là 84%. 31% đáp ứng hoàn toàn (trên mô bệnh học); 21 BN có khối u cách rìa hậu môn dưới 5 cm, trong đó có 18 BN được phẫu thuật, 72% BN được phẫu thuật bảo tồn cơ thắt hậu môn. Về độc tính: không có độc tính trên hệ huyết học ở độ 3, độ 4. Các độc tính gặp ở độ 3 là: hội chứng bàn tay-bàn chân (7%), mệt (4%), ỉa chảy (4%) và viêm da do xạ trị (2%) [69].
Tác giả Corvo R và cs (2003): điều trị XT trước mổ đơn thuần hoặc kết hợp với HT giúp tăng cơ hội hạ thấp giai đoạn u và tăng tỷ lệ PT bảo tồn cơ thắt hậu môn, do đó cải thiện thời gian sống thêm và chất lượng sống. Nghiên cứu với việc dùng Capecitabine trong quá trình XT với liều lượng 850mg/m2 hai lần/ngày. Hội chứng bàn tay bàn chân nặng xảy ra trên 7 BN (15%), đây cũng là biến chứng hay gặp nhất; ỉa chảy nặng ít gặp, hạ bạch cầu ở dạng nhẹ và phục hồi ngay. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đáp ứng sau HXT là 31% và giúp
tăng tỷ lệ bảo tồn cơ thắt hậu môn [38].
Tác giả Kim JC và cs (2005) nghiên cứu 95 BN ung thư biểu mô tuyến trực tràng thấp giai đoạn tiến triển tại chỗ (T3-4/N +) được điều trị HXT trước mổ với liều xạ trị là 50Gy trong 5 tuần (46Gy vào toàn khung chậu và 4Gy thêm vào tổn thương u), Capecitabine dùng hàng ngày liều 1650mg/m2 trong quá trình XT. Phẫu thuật được thực hiện sau 4 đến 6 tuần sau khi kết thúc HXT và sau đó lại tiếp tục 4 chu kỳ Capecitabine (2500mg/m2/ngày trong 14 ngày. Kết quả: Tỷ lệ hạ thấp giai đoạn bệnh: 71% (56/79) trên siêu âm nội trực tràng và có 76% BN đạt đáp ứng. 12% BN đạt đáp ứng hoàn toàn trên mô bệnh học sau PT. 74% BN PT bảo tồn được cơ thắt hậu môn. Độc tính độ 3 rất ít (3% BN ỉa chảy và 1% số BN hạ bạch cầu hạt) [68].
Tác giả De Bruin AF và cs (2008) nghiên cứu 60 BN UTTT giai đoạn tiến triển tại chỗ được điều trị bằng HXT trước mổ. XT với tổng liều 50Gy vào vùng tiểu khung kết hợp với Capecitabine uống trong những ngày XT. Phẫu thuật được tiến hành 6-10 tuần sau khi kết thúc HXT. 19 bệnh nhân được phẫu thuật cắt đoạn trực tràng đường bụng tầng sinh môn, 25 bệnh nhân được phẫu thuật cắt u qua đường dưới và 16 bệnh nhân được phẫu thuật Hartmann. Sau khi đánh giá mô bệnh học sau mổ có 8 bệnh nhân (13%) có đáp ứng hoàn toàn. Hạ thấp giai đoạn bệnh cho u và hạch trên 67 BN (84%) [40].
Tác giả Elwanis và cs (2009) nghiên cứu 43 BN UTTT thấp giai đoạn tiến triển tại chỗ được điều trị HXT đồng thời (45Gy với Capecitabine 825mg/m2 hai lần một ngày vào các ngày XT), sau đó nghỉ 4-6 tuần rồi phẫu thuật cắt đoạn trực tràng. Kết quả cho thấy sau HXT có 4 BN đạt đáp ứng hoàn toàn trên mô bệnh học (9,3%) và có 32 bệnh nhân hạ thấp giai đoạn (74,4%). Phẫu thuật bảo tồn cơ thắt hậu môn đạt 20/43 BN (46,5%). 75% BN ở giai đoạn cT3. Độc tính chủ yếu ở mức độ trung bình và không có bệnh
nhân nào phải ngừng điều trị. Thiếu máu độ 2 gặp 4 BN (9,3%), hạ bạch cầu: 4,7% và viêm da do xạ trị 9,3% BN [44].
Tác giả Valentini V và cs (2009) nghiên cứu 100 BN UTTT giai đoạn T4, M0 được điều trị bằng HXT trước mổ cho kết quả có 78 BN được PT triệt căn, nữ nhiều hơn nam (93% so với 67%) với tỷ lệ đáp ứng với HXT trước mổ là 94% và 60% tương ứng. Tỷ lệ bảo tồn cơ thắt hậu môn là 57%, chủ yếu là UTTT giữa. Thời gian theo dõi trung bình là 31 tháng (4-136 tháng) có 7 bệnh nhân tái phát tại chỗ (10%). Với nhóm phẫu thuật triệt căn tỷ lệ kiểm soát tại chỗ 5 năm là 90%, tái phát với tổn thương di căn xa gặp trên 24 bệnh nhân (30%) [116].