- Nghiên cứu đã được thông qua hội đồng y đức và hội đồng khoa học của Bệnh viện Bạch Mai
- Nghiên cứu đã được thông qua đề cương nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Y Hà nội và đã được thông qua.
- Lợi ích mà nghiên cứu mang lại: Hiện nay đối với các bệnh nhân UTTT thấp giai đoạn tiến triển tại chỗ ở nước ta hiện vẫn đang áp dụng điều trị xạ trị trước mổ. Việc nghiên cứu áp dụng hoá xạ trị trước mổ trong điều trị UTTT giai đoạn tiến triển tại chỗ với mong muốn: nếu bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị hoá xạ trị thì giảm được giai đoạn bệnh, tăng tỷ lệ phẫu thuật triệt căn và phẫu thuật bảo tồn cơ thắt hậu môn, từ đó kéo dài thời gian sống thêm và nâng cao chất lượng sống.
- Tính tự nguyện: Nghiên cứu này là hoàn toàn tự nguyện và chỉ nhằm mục đích nâng cao chất lượng điều trị, không nhằm mục đích nào khác. Những bệnh nhân hội đủ tiêu chuẩn lựa chọn sẽ được giải thích chi tiết về nghiên cứu, những bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được yêu cầu ký tên vào phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu. Tất cả các thông tin chi tiết về tình trạng bệnh tật của người bệnh được mã hoá và bảo mật kỹ càng (xin xem thêm phụ lục 4).
Bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư trực tràng thấp BN được thăm khám lâm sàng, đánh giá
bilan, nội soi trực tràng, sinh thiết chẩn đoán mô bệnh học, chụp MRI tiểu khung, CEA
Điều trị hoá xạ trị trước mổ
- Xạ trị: liều 46Gy, 2 Gy/ngày, 5 ngày/tuần - Hoá trị liệu: Capecitabine 825mg/m2 x 2 lần/ngày vào các ngày xạ trị
*Đánh giá đáp ứng sau điều trị - Đáp ứng cơ năng
- Lâm sàng: thăm khám trực tràng - Cận lâm sàng: MRI tiểu khung, nội soi trực tràng, CEA
ấ
*Đánh giá tác dụng không mong muốn trong và sau khi điều trị
Phẫu thuật
BN nghỉ 3 tuần
Giai đoạn tiến triển tại chỗ (T3, T4) Giai đoạn T1, T2
Loại khỏi nghiên cứu
BN không phẫu thuật
Điều trị Hóa trị, Xạ trị Đánh giá đáp ứng trên mô bệnh học sau PT
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU