0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Đánh giá đáp ứng thông qua mô bệnh học sau phẫu thuật 106

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA XẠ TRỊ KẾT HỢP CAPECITABINE TRƯỚC MỔ TRONG UNG THƯ TRỰC TRÀNG THẤP TIẾN TRIỂN TẠI CHỖ (Trang 106 -109 )

Trong các BN được phẫu thuật có 8 BN đạt đáp ứng hoàn toàn trên mô bệnh học sau mổ và 46 BN đáp ứng một phần sau mổ. Chúng tôi tiến hành nhuộm hóa mô miễn dịch và đánh giá sâu hơn về một số chỉ số trên mô bệnh học của 46 bệnh nhân này. Đa số các bệnh nhân có phản ứng thoái hóa và tái tạo mô xơ sau HXT.

Tác giả Soumarova R Fau và cs (2010) ghi nhận 58% BN không có di căn hạch sau điều trị [111]. Tác giả Park Ij Fau – You và cs (2013) nghiên cứu trên các BN UTTT giai đoạn cII, III được điều trị HXT sau đó PT cho thấy sau HXT ở giai đoạn ypT0-2 có 66 (16,3%) BN di căn hạch [95]. Theo De Bruin AF và cs (2008): 13% BN đạt đáp ứng hoàn toàn; hạ thấp giai đoạn bệnh cho u và hạch trên 84% [40].

46/87 (52,9%) BN đánh giá được tỷ lệ đáp ứng trên mô bệnh học sau mổ; trong đó 91,3 % số BN có biến đổi xơ hóa sau điều trị. Xơ hóa là phản ứng của mô nhằm hàn gắn tổn thương thoái hóa, hoại tử mô và tế bào do hóa xạ trị gây ra.

Ngoài tổn thương xơ hóa, cơ thể còn có phản ứng nhiều phản ứng khác: 30,4 % BN có biến đổi thoái hóa tạo thành bể nhày. Việc các tế bào u thoái hóa tạo thành bể nhày cho thấy bệnh có đáp ứng với điều trị. Nếu trong bể

nhày có tế bào u hoặc gần đó có tế bào u thì đây là một trong những yếu tố thể hiện phương pháp điều trị đó ít tác dụng.

Một phản ứng nữa của cơ thể là phản ứng đại thực bào ăn mỡ và ăn huyết sắc tố tạo nên những tế bào khổng lồ, đây là phản ứng của cơ thể đến dọn dẹp các tổn thương thoái hóa sau điều trị. 17,4% BN có hiện tượng đại thực bào ăn mỡ; 10,9% BN có hiện tượng đại thực bào ăn huyết sắc tố. Tỷ lệ này tuy không cao nhưng cũng thể hiện được một phần phản ứng của của cơ thể bệnh nhân.

69,6 % BN có phản ứng tái tạo, biến đổi biểu mô; 89,1% BN có loét tại lớp biểu mô và 95,7 % BN có trợt tại lớp biểu mô; 82,6 % BN có biến đổi thoái hóa tại thành ruột. Đây cũng là những phản ứng của cơ thể trước tác động của hóa xạ trị.

Trong 46 BN được đánh giá mô bệnh học sau mổ thì có 6 BN có tổn thương di căn hạch, cả 6 BN đều có biến đổi thoái hóa tại hạch (100%). Điều này cho thấy hiệu quả của hóa xạ trị trên hạch lympho, tuy nhiên với số lượng hạch di căn được đánh giá sau điều trị không nhiều nên chưa thể đưa ra được kết luận chính xác. Tác giả Phạm Văn Bình (2012) cho thấy tỷ lệ di căn hạch ở nhóm điều trị xạ trị trước mổ là 37,5% thấp hơn ở nhóm không xạ trị (65,5%) [1].

14,8% (8/54) BN đạt thoái hóa 100% sau HXT; còn lại đa số các bệnh nhân có thoái triển u dưới 50% (68,5%). Theo phân tích hồi quy đơn biến có 2 yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thoái triển u là giai đoạn bệnh trước và sau HXT (p<0,05). Các yếu tố khác như nhóm tuổi, giới, liều thuốc so với liều chuẩn, loại mô bệnh học, độ mô bệnh học của khối u, nồng độ CEA trước điều trị, tình trạng đáp ứng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tuy nhiên khi phân tích hồi quy đa biến thì không có yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ thoái triển u.

Tác giả Huebner và cs (2012) tiến hành nghiên cứu trên 237 BN UTTT giai đoạn I, II, III được điều trị HXT sau đó PT nhận thấy mức độ thoái triển u <25% ở 61 BN (25,7%) và đáp ứng hoàn toàn ở 39 (16,4%) BN. Tác giả ghi nhận với mức độ thoái triển u <25% có tiên lượng xấu hơn nhóm có mức độ thoái triển u ≥ 25% (p = 0.013) [57].

Febio M Vecchio và cs (2012) đã nghiên cứu trên 144 BN UTTT được điều trị trước mổ cho thấy mức độ thoái triển u giúp dự đoán tái phát tại chỗ, thời gian sống thêm không bệnh và thời gian sống thêm toàn bộ [46].

Nghiên cứu của tác giả Rodel và cs (2005) nghiên cứu trên 385 BN UTTT được điều trị trước mổ cho thấy mức độ thoái triển u (TRG) hoàn toàn có tỷ lệ di căn hạch sau 5 năm thấp (10%) và thời gian sống thêm không bệnh sau 5 năm cao (86%); mức độ thoái triển u trung bình thì có tỷ lệ di căn hạch sau 5 năm ở mức độ trung bình (32%) và thời gian sống thêm không bệnh sau 5 năm trung bình (75%); mức độ thoái triển u thấp có tỷ lệ di căn hạch sau 5 năm cao (42%) và thời gian sống thêm không bệnh sau 5 năm thấp (63%) [104].

Với thời gian theo dõi 3 năm tỷ lệ tái phát, di căn là 9,2% và tỷ lệ tử vong là 11,5%. Tỷ lệ này thấp hơn so với các tác giả trong nước, điều này được giải thích là do liều xạ trị được áp dụng cao hơn (46Gy), kết hợp với Capecitabine và sau đó bệnh nhân có được dùng hóa trị bổ trợ.: Đoàn Hữu Nghị khi nghiên cứu các bệnh nhân UTTT được điều trị xạ trị trước mổ liều 35Gy sau đó phẫu thuật và xạ trị sau mổ cho thấy tỷ lệ tái phát, di căn sau 36 tháng là 26,9%; tỷ lệ tử vong là 30,8% [25]. Phạm Quốc Đạt nghiên cứu xạ trị trước mổ liều 36Gy kết hợp phẫu thuật cho 45 BN UTTT tại bệnh viện K từ 6/2000 đến 11/2001 đã công bố tỷ lệ tái phát và di căn sau 5 năm là 50% [7].

Nghiên cứu của các tác giả trên thế giới cho thấy điều trị HXT trước mổ cho tỷ lệ tái phát tại chỗ thấp hơn, thời gian sống thêm 5 năm cao hơn:

Thử nghiệm EORTC 22921 (2006) trên 505 BN được điều trị XT và HXT trước mổ cho thấy tỷ lệ tái phát tại chỗ là 17% và 9%; thời gian sống thêm 5 năm là 65 và 66% tương ứng [39].

Qua nghiên cứu này cho thấy điều trị hóa xạ trị trước mổ là phương pháp điều trị hiệu quả cho các bệnh nhân UTTT giai đoạn tiến triển tại chỗ, giúp hạ thấp giai đoạn bệnh, tăng tỷ lệ phẫu thuật triệt căn và phẫu thuật bảo tồn cơ thắt hậu môn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA XẠ TRỊ KẾT HỢP CAPECITABINE TRƯỚC MỔ TRONG UNG THƯ TRỰC TRÀNG THẤP TIẾN TRIỂN TẠI CHỖ (Trang 106 -109 )

×