II. Đặc điểm của bệnh nhân
4. Thời gian vô sinh: < 5 năm 5-10 năm > 10 năm
4.3.4. ảnh h−ởng nồng độ E2 vào ngày tiêm HCG đến kết quả kích thích BT
Estradiol đ−ợc sản xuất trực tiếp từ tế bào hạt trong pha nang noãn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nang noãn và niêm mạc tử cung, có mối liên quan giữa nồng độ Estradiol và tỷ lệ có thai trong TTON bảng 3.16.
KTBT trong TTON mục đích là tạo nên đ−ợc nhiều nang noãn nh−ng cũng phải t−ơng ứng với sự làm tổ của phôi và phù hợp với giai đoạn làm tổ của niêm mạc tử cung. Tỷ lệ làm tổ trong chu kỳ tự nhiên từ 0 đến 33%, trong đó TTON có tỷ lệ làm tổ từ 7% đến 9%, mặt dù số l−ợng noãn tăng lên rất nhiều và nồng độ E2 trong KTBT có thể tăng gấp 10 lần nồng độ E2 trong chu kỳ tự nhiên.
Estradiol đóng vai trò chính trong việc điều hoà sự tr−ởng thành của nang noãn, noãn, chuẩn bị niêm mạc tử cung để cho phôi làm tổ. Estradiol kích thích giúp tế bào chất của noãn GV tr−ởng thành với sự tăng nhanh nồng độ Ca2+ tự do trong nội bào, để kéo theo sau đó là hàng loạt hoạt động theo Ca2+ do đó estradiol có thể giúp tế bào chất của noãn tr−ởng thành do những tác động tại bề mặt của noãn, làm tăng tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ phân cắt của phôi
cao. Vậy khi nồng độ E2 vào ngày tiêm hCG thấp thì sẽ ảnh h−ởng đến sự thụ tinh giảm tỷ lệ có thai. Mặt khác, estrogen là một yếu tố tăng sinh mạch máu và gây giãn mạch giúp niêm mạc tử cung tăng sinh và tăng t−ới máu tử cung giúp cho phôi làm tổ. Do đặc tính này, estrogen cũng góp phần vào tỷ lệ thành công của thai kỳ. Trong nghiên cứu chúng tôi khi nồng độ E2 vào ngày tiêm hCG trong khoảng 2000-3000pg/ml thì tỷ lệ có thai sẽ cao nhất 40,2%. Theo Loutradis và cộng sự chất l−ợng phôi và tỷ lệ có thai liên quan trực tiếp đến nồng độ E2 vào ngày tiêm hCG, nồng độ E2 tăng quá cao thì tỷ lệ có thai sẽ giảm do sự thay đổi theo chu kỳ của niêm mặc tử cung đ−ợc điều hoà bởi những hormon steroid của buồng trứng, tăng chế tiết hormon steroid buồng trứng sẽ ảnh h−ởng đến niêm mạc tử cung, ảnh h−ởng đến sự làm tổ của phôi. Bên cạnh đó, khi nồng độ E2 tăng cao làm ảnh h−ởng sự làm tổ của phôi do tế bào trong noãn và mô niêm mạc tử cung thay đổi vì tác dụng của estrogen kéo dài trong khoảng thời gian dài sẽ thay đổi tỷ lệ estrogen và progesteron. Mặt khác, nồng đồ E2 tăng cao sẽ độc cho phôi do ảnh h−ởng đến sự bám dính của phôi và tác dụng độc trực tiếp đến phôi này xảy ra khi phôi ở giai đoạn phân cắt.
Trong cả hai nhóm NC khi nồng độ E2 thấp hay nồng độ E2 cao thì tỷ lệ có thai đều giảm dù đã đ−ợc chuyển 3-4 phôi chất l−ợng tốt, không có sự khác biệt giữa hai phác đồ.
Theo Fisher S và cộng sự nồng độ E2 giảm tự nhiên trong những chu kỳ KTBT sẽ ảnh h−ởng đến chất l−ợng noãn khi nồng độ E2 giảm khi có can thiệp giảm liều ở mức dộ thích hợp sẽ không ảnh h−ởng đến chất l−ợng noãn. Bởi vậy để khắc phục tình trạng tăng nồng độ E2 vào ngày tiêm hCG chúng tôi sẽ giảm liều rFSH nhằm hạn chế hội chứng quá kích buồng trứng khi có yếu tố nguy cơ là nồng độ E2 tăng cao và giảm thay đổi môi tr−ờng nội tiết tr−ớc khi làm tổ làm giảm khả năng làm tổ còn theo Simon C và cộng sự tăng nồng độ E2 ảnh h−ởng đến niêm mạc tử cung nên tác giả đề nghị dùng phác đồ giảm
liều dần để tăng khả năng chấp nhận làm tổ của niêm mạc tử cung ở những tr−ờng hợp có nồng độ E2 tăng cao.
Vậy, nồng độ E2 tăng thì số l−ợng noãn chọc hút đ−ợc càng nhiều nh−ng muốn đạt tỷ lệ có thai cao thì nồng độ E2 vào ngày tiêm hCG tốt nhất nằm trong khoảng 2000-3000 pg/ml.
4.3.5. ảnh h−ởng độ dày niêm mạc tử cung vào ngày tiêm hCG kích thích buồng trứng của 2 phác đồ ở những bệnh nhân đáp ứng kém.