Một số kiến thức cơ bản về lí thuyết hoạt động

Một phần của tài liệu phuong phap dau hoc toan hoc (Trang 47 - 50)

III. NHU CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở VIỆT NAM

1.1.3. Một số kiến thức cơ bản về lí thuyết hoạt động

Việc dạy học theo quan điểm của lí thuyết hoạt động về mặt lí luận và thực hành đã được sáng tỏ trong cuốn “Phương pháp dạy học môn Toán” của tác giả Nguyễn Bá Kim và bước đầu đã triển khai dạy Toán ở trường phổ thông (như đã nêu ở mục 3.2.).

Khi tiếp cận lí thuyết hoạt động, sinh viên và giáo viên gặp khó khăn trong nhận thức mối liên hệ biện chứng giữa các khái niệm: hoạt động; đối tượng của hoạt động; động cơ và nhu cầu của hoạt động.

Từ góc độ Triết học – Tâm lý việc nắm các khái niệm trên và mối quan hệ giữa chúng là mấu chốt của việc nắm lí thuyết hoạt động để từ đó xác dịnh các năng lực tiếp cận lí thuyết hoạt động cho sinh viên sư phạm.

• Hoạt động là một quá trình thực hiện sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai cực của chủ thể và khách thể. Nói như vậy có nghĩa là hoạt động không hiểu đơn thuần là phản ứng hoặc tổ hợp các phản ứng mà hoạt động là một cơ cấu có tổ chức, có chuyển hóa và biến đổi bên trong.

• Đối tượng của hoạt động là cái đang sinh thành trong quan hệ sinh thành của hoạt động và thông qua hoạt động của chủ thể. Với cách hiểu đối tượng hoạt động như vậy chúng ta cần nhận thức đối tượng hoạt động không chỉ là các vật chất cụ thể mà có thể là các đối tượng, các quan hệ trừu tượng cần được hình dung, tư duy làm bộc lộ nó với tư cách là động cơ hoạt động, với tư cách là đối tượng mang tính nhu cầu.

• Các dạng hoạt động cụ thể của học sinh, sinh viên trong dạy học toán được trình bày theo [1] bao gồm chủ yếu các hoạt động trí tuệ và các hoạt động toán học.

• Đặc trưng cấu thành của hoạt động là tính đối tượng của hoạt động. Trong dạy học toán ở trường phổ thông và trường đại học đối tượng của hoạt động là một họ các tình huống (các sự vật, các kiến thức về các đối tượng, các quan hệ, quy luật, phưong pháp…)

Tác già Nguyễn Bá Kim đã cụ thể hóa mối quan hệ giữa hoạt động tương thích với nội dung, phương pháp trong [1].

• Chúng ta xem xét mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng theo ba tính chất đặc trưng sau đây:

- Quan hệ giữa chủ thể và đối tượng không phải là quan hệ một chiều từ chủ thể tác động lên khách thể mà mối quan hệ đó thể hiện một cách tích cực từ hai phía.

- Trong hoạt động đối tượng được bộc lộ theo hoạt động của chủ thể và thông qua hoạt động chủ thể xâm nhập vào đối tượng - sự phản ánh bằng tư duy về các thuộc tính bản chất, các quan hệ bản chất của đối tượng.

- Trong hoạt động đối tượng có hai lần chuyển hóa: lúc đầu đối tượng tồn tại độc lập với chủ thể; chẳng hạn cho sinh viên khảo sát bài toán cụ thể sau đây đã được chứng minh bằng phương pháp vectơ: “ Cho tam giác ABC. Gọi M, N, P là các điểm lần lượt thuộc các cạnh AB, BC, CA sao cho:

PACP CP NC BN MB AM = = . Chứng

minh rắng các tam giác ABC và MNP có cùng trọng tâm”.

Yêu cầu sinh viên chứng minh bằng hình học thuần túy không sử dụng vectơ, chuẩn bị kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS.

Khi đó đối tượng buộc sinh viên phải hoạt động - tiến hành một loạt các hoạt động trí tuệ sau đây: (xem hình 1).

• Vẽ trung tuyến BD

• Vẽ DK song song với BC

• Vẽ MH song song với BC

• Lập luận chứng minh AH = CP và MH = BN nhờ hoạt động tổng hợp giả thiết và sử dụng định lí Talét.

• Lập luận chứng minh DH = DP và từ tính chất đường trung bình của tam giác PMH suy ra K là trung điểm MP; hay NK là trung tuyến của tam giác MNP. G K D H P M N C B A

• Chứng minh các tam giác GBN và tam giác GDK đồng dạng đề suy ra 2 1 = = = = MH KD BN KD GB GD GN GK

. Từ đó suy ra điều phải chứng minh.

Từ kết quả hoạt động trên cho thấy hoạt động của sinh viên đã biến đổi các đối tượng, các quan hệ; kết quả của sự phản ánh tâm lí, nhận thức toán học thu được sản phẩm mới. Đó là một phương pháp mới cho một bài toán dường như ít người chú ý đến cách giải nói trên.

Thông qua ví dụ trên cho thấy: đối tượng chuyển hóa thành hoạt động và hoạt động chuyển hóa thành sản phẩm của nó.

• Hoạt động sinh ra do nhu cầu và được điều chỉnh bởi các điều kiện xã hội mà chủ thể của hoạt động là cá nhân của xã hội đó.

Mức độ và chất lượng của hoạt động, phụ thuộc vào vốn sự kiện mà chủ thể tích lũy được về ngôn ngữ, khái niệm, logic học.

Cần phân biệt hai dạng chủ yếu của nhu cầu:

- Những nhu cầu mang tính vĩ mô hoặc nhu cầu với tư cách là điều kiện bên trong chưa bộc lộ tính đối tượng của nó. Các loại nhu cầu trên chưa đóng vai trò hướng dẫn và điều chỉnh hoạt động, nó chỉ là một trong các tiền đề cho hoạt động; chẳng hạn nhu cầu chuẩn bị kiến thức kĩ năng, tư duy nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường phổ thông.

- Những nhu cầu mang tính cụ thể với tư cách là cái kích thích, hướng dẫn và điều chỉnh hoạt động; chỉ những nhu cầu đáp ứng các chức năng nói trên mới là những nhu cầu mang tính đối tượng; chẳng hạn nhu cầu chứng minh hai tam giác có cùng trọng tâm bằng hình học tổng hợp xét ở ví dụ trên; nhu cầu tổng quát hóa một bài toán cụ thể.

• Khi đối tượng của nhu cầu được phát lộ ra (được hình dung, được tư duy ra) thì các đối tượng đó kích thích và điều chỉnh hoạt động, chúng được gọi là động cơ của hoạt động. Từ đó chúng ta hiểu đằng sau động cơ của hoạt động là những nhu cầu của hoạt động.

Từ việc phân tích nêu trên cho thấy rằng việc dạy học toán nhằm tiếp cận lý thuyết hoạt động cho sinh viên cần chú trọng vấn đề cốt lõi là: xác định đối tượng của hoạt động chứa đựng các nhu cầu điều chỉnh hướng dẫn hoạt động và tạo ra các đối tượng thỏa mãn các nhu cầu phù hợp với điều kiện xã hội.

Một phần của tài liệu phuong phap dau hoc toan hoc (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w