Bồi dưỡng cho giáo viên cách tổ chức dạy học theo quan điểm kiến tạo

Một phần của tài liệu phuong phap dau hoc toan hoc (Trang 67 - 70)

III. NHU CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở VIỆT NAM

2.5. Bồi dưỡng cho giáo viên cách tổ chức dạy học theo quan điểm kiến tạo

Từ phân tích các cơ sở triết học và tâm lí chúng ta có thể rút ra tình huống học tập có ba thành tố cơ bản (theo sơ đồ) :

Trong sơ đồ trên ta hiểu môi trường là tập hợp các đối tượng : tri thức, sự vật, quan hệ, phương pháp được giáo viên lựa chọn thuộc phạm vi kiến thức, kĩ năng, phương pháp đã có của học sinh nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc tìm tòi, dự đoán của học sinh.

Thành tố tương tác đòi hỏi phải tổ chức học tập sao cho học sinh có cơ hội thảo luận, trao đổi thông tin tốt nhất.

Môi trường

Thành tố phản ánh chỉ hoạt động tư duy, hoạt động kiến tạo của học sinh nhằm phản ánh các thuộc tính về đối tượng, quan hệ, quy luật.

Việc tổ chức dạy học theo quan điểm kiến tạo được thực hiện qua các hoạt động chủ yếu sau đây :

a. Giáo viên xác định các tri thức kinh nghiệm đã có của học sinh liên quan chủ yếu đến tri thức mới cần dạy để từ đó tạo môi trường kích hoạt học sinh kiến tạo kiến thức;

b. Tạo cơ hội tập duyệt cho học sinh mò mẫm dự đoán đề xuất các phán đoán, các “giả thuyết”. Từ đó nhờ tư duy học sinh làm bộc lộ đối tượng mang tính động cơ, nhu cầu tìm kiếm kiến thức;

c. Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm nhằm kiểm chứng các giả thuyết, đề xuất các cách khác nhau giải quyết vấn đề;

d. Giáo viên thể chế hóa kiến thức học sinh tìm được. Chúng ta xét ví dụ sau đây:

Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’. Gọi M, N lần lượt là các điểm thuộc các cạnh AD, BB’ sao cho AM = BN. Gọi I, J lần lượt là các trung điểm của các cạnh AB, C’D’. Hãy xác định vị trí tương đối giữa hai đường thẳng MN và IJ.

Giáo viên hướng dẫn học sinh khảo sát các trường hợp sau: - Khi điểm M trùng với điểm A, điểm N trùng với điểm B; - Khi điểm M trùng với điểm D, điểm N trùng với điểm B; - Khi M, N lần lượt là trung điểm của cạnh AD và BB’.

Trong trường hợp thứ nhất, ta có AB ⊥IJ. Trong trường hợp thứ hai, do tứ giác IDJB là hình thoi nên IJ cắt và vuông góc với B’D. Trong trường hợp thứ ba, gọi O là trung điểm của DB’, khi đó tứ giác OMIN là hình thoi nên MN cắt và vuông góc với IJ tại trung điểm của đoạn MN (xem hình 7).

Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu mệnh đề tổng quát (nếu M là điểm thuộc cạnh AD, N là điểm thuộc cạnh BB’ thì MN luôn cắt và vuông góc với IJ)

O I J N M B' C' D' A' C B D A Hình 7

Có thể gợi ý học sinh chứng minh trường hợp tổng quát theo các hướng sau đây: Hướng 1: MN ⊥IJ tại trung điểm của MN khi và chỉ khi N là ảnh của M qua phép đối xứng trục IJ. Yêu cầu học sinh lập luận bằng cách thực hiện phép đối xứng trục.

Hướng 2: MN ⊥IJ khi và chỉ khi ba vectơ IM,IJ,IN đồng phẳng và

0 .IJ =

MN

Hướng 3: Chọn hệ toạ độ sao cho A(0,0,0), B(1,0,0), D(0,1,0), A’(0,0,1). Yêu cầu học sinh lập luận chứng tỏ tọa độ trung điểm của MN thỏa mãn phương trình đường thẳng IJ trong hệ tọa độ được chọn ở trên và chứng minh tích vô hướng MN.IJ =0

TÀI LIỆU THAM KHẢO

11.Nguyễn Hữu Châu (2005). Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá

trình dạy học. NXB Giáo dục.

12.Cao Thị Hà (2006). Dạy học một số chủ đề hình học không gian (Hình học

11) theo quan điểm kiến tạo. Luận án Tiến sĩ Giáo dục học.

13.Nguyễn Bá Kim (2002). Phương pháp dạy môn Toán. NXB Đại học Sư phạm.

14.Phan Trọng Ngọ (chủ biên); Nguyễn Đức Hưởng (2003). Các lí thuyết phát

15.Phan Trọng Ngọ (2005). Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. NXB Đại học Sư phạm.

16.Đào Tam (1997). Rèn luyện kĩ năng chuyển đổi ngôn ngữ thông qua việc

khai thác các phương pháp khác nhau giải các dạng Toán Hình học ở trường PTTH. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục N12, tr. 20 – 21.

17.Đào Tam (2000). Bồi dưỡng học sinh khá, giỏi ở trường PTTH năng lực huy

động kiến thức khi giải các bài toán. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục N1, tr.19-21. 18.Trần Vui (2006). Dạy học có hiệu quả môn Toán theo những hướng tới.

ĐHSP, Đại học Huế.

19.Jean Piaget (1997). Tâm lí học và giáo dục học. NXB Giáo dục.

Một phần của tài liệu phuong phap dau hoc toan hoc (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w