Bản chất của công cuộc đổi mới phương pháp dạy học Toán

Một phần của tài liệu phuong phap dau hoc toan hoc (Trang 38 - 42)

III. NHU CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở VIỆT NAM

3.2. Bản chất của công cuộc đổi mới phương pháp dạy học Toán

Vận dụng những thành tựu của lý luận dạy học hiện đại trên thế giới, đặc biệt là lý thuyết hoạt động vận dụng vào dạy học và một số quan điểm của dạy học kiến tạo, dạy học khám phá, các nhà nghiên cứu giáo dục Việt Nam đã nêu bật được bản chất của công cuộc đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam. Điển hình là trong cuốn “Phương pháp Dạy học môn Toán’’ của Giáo sư Nguyễn Bá Kim đã chỉ rõ:

“Phương pháp dạy học cần hướng vào việc tổ chức cho người học học tập

trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo’’.

Định hướng này nêu bật bản chất của đổi mới phương pháp dạy học là học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, hay nói gọn: hoạt động hóa người học.

Theo Giáo sư Nguyễn Bá Kim, mỗi nội dung dạy học đều liên hệ với những hoạt động nhất định. Trước hết đó là những hoạt động đã được tiến hành trong quá trình lịch sử hình thành và ứng dụng những tri thức được bao hàm trong nội dung này, cũng chính là những hoạt động để người học có thể kiến tạo và ứng dụng những tri thức trong nội dung đó. Tất nhiên, còn phải kể tới cả những hoạt động có tác dụng

Ông cũng đã chỉ ra rằng, phát hiện được những hoạt động như vậy trong một nội dung là vạch được một con đường để người học chiếm lĩnh nội dung đó và đạt được những mục tiêu dạy học khác, cũng đồng thời là cụ thể hóa được mục tiêu dạy học nội dung đó và chỉ ra được một cách kiểm tra xem mục tiêu dạy học đó có đạt được hay không và đạt đến mức độ nào. Cho nên điều căn bản của phương pháp dạy học là khai thác những hoạt động như trên tiềm tàng trong mỗi nội dung để đạt được mục tiêu dạy học. Quan điểm này thể hiện rõ nét mối liên hệ giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. Nó hoàn toàn phù hợp với luận điểm cơ bản của giáo dục học cho rằng con người phát triển trong hoạt động và học tập diễn ra trong hoạt động.

Hoạt động liên hệ với các yếu tố: chủ thể, đối tượng, mục tiêu, phương tiện, kết quả; đối với hoạt động học, còn liên hệ đến một yếu tố quan trọng, đó là người thầy. Cụ thể hóa bản chất nêu trên ta có một số đặc trưng sau đây

3.2.1. Xác lập vị trí chủ thể của người học, bảo đảm tính tự giác, tích cực, chủ động

và sáng tạo của hoạt động học được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu

Người học là chủ thể kiến tạo tri thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ chứ không phải là nhân vật bị động hoàn toàn làm theo lệnh của thầy giáo. Với định hướng “hoạt động hóa người học’’, vai trò chủ thể của người học được khẳng định trong quá trình họ học tập trong hoạt động và bằng hoạt động của bản thân mình.

Tùy theo mục tiêu và hoàn cảnh cụ thể, có thể tổ chức cho học sinh hoạt động độc lập hoặc trong giao lưu, cả hai trường hợp đều rất quan trọng đối với phương pháp dạy học. Một mặt, mặc dầu trong quá trinh học tập vẫn có cả những pha học sinh hoạt động dưới sự dẫn dắt của thầy hoặc có sự hỗ trợ của bạn, nhưng hoạt động độc lập của học sinh là thành phần không thể thiếu để đảm bảo việc học thành công. Mặt khác, do bản chất xã hội của việc học, phương diện giao lưu ngày càng được quan tâm và nhấn mạnh trong phương pháp dạy học, những yếu tố của dạy học hợp tác: học theo nhóm, theo cặp, tranh luận,...ngày càng được tăng cường. 3.2.2. Tri thức được cài đặt trong những tình huống có dụng ý sư phạm

Tri thức là đối tượng của hoạt động học tập.

Để dạy một tri thức nào đó, thầy giáo không thể trao ngay cho học sinh điều mình muốn dạy; cách làm tốt nhất thường là cài đặt tri thức đó vào những tình huống thích hợp để học sinh chiếm lĩnh nó thông qua hoạt động tư giác, tích cực và sáng tạo của bản thân.

Theo lý thuyết kiến tạo, học tập là một quá trình trong đó người học xây dựng kiến thức cho mình bằng cách thích nghi với môi trường sinh ra những mâu thuẫn, những khó khăn và những sự mất cân bằng. Tuy nhiên, một môi trường không có dụng ý sư phạm thì không đủ để chủ thể kiến tạo tri thức theo đúng yêu cầu xã hội mong đợi. Vì thế, điều quan trọng là thiết lập những tình huống có dụng ý sư phạm để người học học tập trong hoạt động, học tập bằng thích nghi.

3.2.3. Dạy việc học, dạy tự học thông qua toàn bộ quá trình dạy học

Các nhà Tâm lý học đã chứng minh rằng năng lực của mỗi cá nhân được hình thành và phát triển chủ yếu trong quá trình hoạt động và giao lưu của con người. Con đường tối ưu nhất, có hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng đào tạo và đạt được mục tiêu giáo dục – đào tạo là: học bằng hoạt động tự học, tự nghiên cứu của người học, thông qua chính bằng hoạt động tự lực chiếm lĩnh kiến thức, mà hình thành năng lực và thái độ cho học sinh.

Hoạt động học nhằm mục tiêu cải tạo, phát triển chính học sinh là hoạt động không ai có thể làm thay. Vì thế, đòi hỏi học sinhphải tự giác, tích cực, sáng tạo, phải có khả năng tự học. Các nghiên cứu về dạy học phát triển đã cho kết quả rằng trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân đều có tính tích cực bên ngoài và tính tích cực bên trong. Tính tích cực bên ngoài thể hiện ở ý chí quyết tâm thực hiện các yêu cầu học tập của giáo viên, nhà trường. Các thao tác hành vi bên ngoài có thể kiểm soát được. Tính tích cực bên trong thể hiện ở chỗ người học sinh có động cơ học tập, mục đích học tập tiếp thu các tác động bên ngoài để biến thành nhu cầu nhận thức, tích cực đào sâu suy nghĩ một cách chủ động tự giác, tự lực. Tính tích cực bên trong dẫn đến sự độc lập phát triển của mỗi cá nhân học sinh, là cơ sở cho tự học suốt đời. Người giáo viên Toán cần quán triệt tư tưởng dạy học là sự hợp tác

giữa giáo viênvà học sinh.

3.2.4. Tự tạo và khai thác những phương tiện dạy học để tiếp nối và gia tăng sức mạnh của con người

3.2.5. Tạo niềm lạc quan học tập dựa trên lao động và thành quả của bản thân người học 3.2.6. Xác định vai trò mới của người thầy với tư cách người thiết kế, ủy thác, điều khiển và thể chế hóa

Trong hoạt động hóa người học, sự xác lập vị trí chủ thể của người học không hề làm suy giảm vai trò của người thầy giáo, mà ngược lại càng nâng cao vai

trò trách nhiệm của người thầy. Vai trò người thầy đã được chuyển đổi, thầy không phải là nguồn phát tin duy nhất, Dạy học trong cách nhìn mới sẽ không còn là cái dạy học vốn có với quyền uy tối thượng cung cấp và ban phát các chân lý khách quan, định đoạt tính đúng sai của các nhận thức và lý giải của con người, mà là dạy học trong tương lai, dạy học sẽ được phát triển trong sự tương tác thường xuyên với các bối cảnh của tự nhiên và xã hội, các bối cảnh luôn luôn trong tình trạng bị tác động của những xáo trộn ngẫu nhiên, bất định và không dự đoán trước được. Vai trò người thầy quan trọng hơn, nặng nề hơn, thể hiện:

Thiết kế, là lập kế hoạch, chuẩn bị quá trình dạy học về mặt mục tiêu, nội

dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức;

Ủy thác, là biến ý đồ dạy của thầy thành nhiệm vụ học tập tư nguyện, tư

giác của học sinh, là chuyển giao cho học sinh không phải những tri thức dưới dạng có sẵn mà là những tình huống để học sinh hoạt động thích nghi;

Điều khiển, kể cả điều khiển về mặt tâm lý, bao gồm sự động viên, hướng

dẫn, trợ giúp và đánh giá;

Thể chế hóa, là xác nhận những kiến thức mới phát hiện, đồng nhất hóa

những kiến thức riêng lẻ mang màu sắc cá thể, phụ thuộc vào hoàn cảnh và thời gian của từng học sinh thành tri thức khoa học của xã hội, tuân thủ chương trình về mức độ yêu cầu, cách thức diễn đạt và định vị tri thức mới trong hệ thống tri thức đã có, hướng dẫn vận dụng và ghi nhớ hoặc giải phóng khỏi trí nhớ nếu thấy không cần thiết.

3.2.7. Từ định hướng học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, phân tích các thành phần của hoạt động về mặt lý luận và thực tiễn, từ đó rút ra các thành tố cơ sở của phương pháp dạy học. Các thành tố cơ sở của phương pháp dạy học thể hiện

các tư tưởng chủ đạo của quan điểm hoạt động trong phương pháp dạy học toán. * Cho học sinh thực hiện và tập luyện những hoạt động và hoạt động thành

phần tương thích với nội dung và mục tiêu dạy học; * Gợi động cơ cho các hoạt động học tập;

* Dẫn dắt học sinh kiến tạo tri thức, đặc biệt là tri thức phương pháp như phương tiện và kết quả của hoạt động;

Một phần của tài liệu phuong phap dau hoc toan hoc (Trang 38 - 42)