Cơ sở thực tiễn về khả năng học tập theo hứơng phát hiện, tìm tòi, khám phá của sinh viên

Một phần của tài liệu phuong phap dau hoc toan hoc (Trang 73 - 74)

III. NHU CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở VIỆT NAM

3.1.3.Cơ sở thực tiễn về khả năng học tập theo hứơng phát hiện, tìm tòi, khám phá của sinh viên

phá của sinh viên

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát hành động phân tích các tài liệu đã có, khả năng so sánh, khái quát hóa, khả năng các liên tưởng, các chức năng trong các tình huống mới, khả năng xem xét mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng của 31 sinh viên sư phạm ngành Sư phạm Toán trình độ đại học của trường Đại học Đồng Tháp thông qua tình huống sau: “Cho tam giác ABC; Về phía ngoài dựng hai tam giác cân đỉnh A: ABM và CAN có các đáy tương ứng là MB và CN và các góc ở đáy bằng 750; Xác định góc giữa hai đường thẳng MC và BN”.

Trứơc khi giải bài toán trên sinh viên đã được chuẩn bị kiến thức giải trong trường hợp các tam giác ABM và CAN là những tam giác đều, nhờ sử dụng phép quay 600

A

Q

Kết quả chỉ có 16 sinh viên giải được bài toán trên, chiếm tỉ lệ 52%. Có 48% sinh viên còn yếu về khả năng xem xét mối quan hệ giữa tam giác đều và tam giác cân, quan hệ giữa cái chung và cái riêng, yếu khả năng phân tích, so sánh để tìm các quan hệ chung; Nhưng khả năng đó rất cần cho hoạt động khả năng khám phá.

Chúng tôi cũng tiến hành đánh giá các khả năng liên quan đến hoạt động khám phá của 57 sinh viên sư phạm ngành Toán trường Đại học Vinh thông qua phát hiện giải quyết tình huống sau: “Cho hai đường thẳng song song a, b nằm trong mặt phẳng (P) tạo thành dải phẳng D. Hai điểm A, B nằm về hai phía của D. Hãy tìm trên a, b tương ứng các điểm M, N sao cho MN vuông góc với các đường thẳng a, b và độ dài đường gấp khúc AM + MN + NB bé nhất” (xem hình 9)

b a B B1 N M A B M A Hình 8 Hình 9

Khi phát hiện giải quyết tình huống trên sinh viên đã được chuẩn bị kiến thức trong trường hợp đặc biệt ứng với a, b là hai đường thẳng trùng nhau: “Hai điểm A,

B nằm khác phía đường thẳng ∆. Tìm trên ∆điểm M sao cho AM + MB bé nhất” (xem hình 8). Điểm M cần tìm trong trường hợp này là giao điểm của AB và ∆.

Số lượng sinh viên không giải được bài toán trên chiếm 40% do yếu về năng lực phân tích, so sánh; Đặc biệt là yếu về khả năng chuyển di chức năng hành động thay việc tìm M, N về việc tìm M nhờ sử dụng phép tịnh tiến MN biến B thành B1

để chuyển bài toán về bài toán quen thuộc.

Một phần của tài liệu phuong phap dau hoc toan hoc (Trang 73 - 74)