Ảnh hưởng của cảm xúc tới trí tuệ

Một phần của tài liệu phuong phap dau hoc toan hoc (Trang 34 - 36)

II. Một số hướng tiếp cận tư duy trong tâm lý học

2.9.1. Ảnh hưởng của cảm xúc tới trí tuệ

Vai trò của cảm xúc đối với hoạt động nhận thức của cá nhân được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của nhiều nhà tâm lý học lớn như J. Piaget, P. Janet, Claparede, L.X. Vưgotxki... Các nhà tâm lý học này đều thống nhất cho rằng,

trong mối tác động qua lại giữa chủ thể với hoàn cảnh được thông qua “trường cư xử”, trong đó các cảm xúc là động lực của các ứng xử, còn tri giác, vận động và trí tuệ là sự cấu trúc hóa của các ứng xử đó. Chẳng hạn, J. Piaget (1997) quan niệm, mỗi ứng xử bao hàm hai mặt: mặt năng lượng và mặt nhận thức hay cấu trúc. Mặt năng lượng là do cảm xúc tạo ra, còn cấu trúc hay nhận thức là kết quả của trí tuệ. Như vậy, xúc cảm và nhận thức không thể tách rời nhau, mặc dù chúng khác biệt nhau. Theo J. Piaget một hành động trí tuệ bao hàm sự điều tiết năng lượng liên quan tới thao tác trí tuệ. Tương tự như J. Piaget, L.X. Vưgôtxki cho rằng, trong tư duy ngôn ngữ, ý không phải là điểm tận cùng của toàn bộ quá trình. Ý không phải được nảy sinh từ ý nghĩ khác, mà từ lĩnh vực động cơ của ý thức. Đằng sau ý là xu hướng, cảm xúc, nhu cầu, ý chí… Ông ví ý nghĩ như đám mây đen mang cơn gió làm đám mây chuyển động và đổ ra trận mưa từ ngữ đó. Vì vậy, ông cho rằng việc phân tích tâm lý một ý nghĩ nào đó chỉ triệt để khi phát hiện ra được chính bình diện động cơ, cảm xúc bên trong bị che lấp bởi các tư duy ngôn ngữ.

Nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện cơ sở sinh lý, sinh hóa của cảm xúc và vai trò thúc đẩy hoặc kìm hãm của nó đối với hoạt động nói chung, trí tuệ nói riêng của con người. Daniel Goleman (1995), trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa chỉ số trí tuệ (IQ) với các yếu tố tư tưởng khác tạo thành tính cách (character) của các nhà quản lí, đã kết luận sự thành công của mỗi người không phải chủ yếu là do có chỉ số trí tuệ cao, mà do các yếu tố tạo nên tính cách đó. Ông cho rằng, các cảm xúc chỉ đạo trí tuệ, thậm chí nó còn mạnh hơn cả khả năng lôgic – toán, mà chúng ta vẫn thấy trong các trắc nghiệm. Vì vậy, ông đề nghị phải giáo dục tình cảm cho trẻ em ngay từ khi chúng còn nhỏ.

Trong thực tiễn, cảm xúc tham gia vào hoạt động trí tuệ trên hai phương diện: là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm một hành động trí tuệ nào đó và là người

hướng đạo cho hành động đó. Vai trò hướng đạo của cảm xúc được biểu hiện ít nhất

trên ba phương diện sau: Thứ nhất : Cảm xúc như là yếu tố bên trong xâm nhập vào toàn bộ quá trình hành động trí tuệ từ tri giác sự vật đến các quá trình tư duy trừu tượng. Toàn bộ quá trình hành động trí tuệ này bị nhuốm màu và bị chi phối bởi cảm xúc của cá nhân, trong từng tình huống cụ thể hoặc gắn liền với đặc trưng tình cảm của cá nhân đó. Thứ hai : trong suốt quá trình hành động trí tuệ, ngay từ những thao tác đầu tiên cho tới thao tác cuối cùng, mỗi khi xuất hiện một thao tác, thì liền

ngay đó xuất hiện một cảm xúc tương ứng và cảm xúc này trở thành tâm thế, dẫn chuỗi thao tác tiếp theo đi theo hướng phù hợp với tâm thế đó. Thứ ba : kết quả của mỗi thao tác, mỗi hành động trí tuệ sẽ mang đến cho chủ thể một cảm xúc mới. Đến lượt nó, cảm xúc này sẽ chi phối các quyết định tiếp theo của chủ thể, đặc biệt là trong việc lựa chọn các phương án, các kế hoạch hành động trí tuệ.

Nói tóm lại, suy cho cùng mọi hành động trí tuệ đều có sự tham gia của cảm xúc. Nó thâm nhập vào ngay từ các hoạt động tri giác, đến việc lựa chọn các thao tác và ra quyết định trí tuệ. Mức độ ảnh hưởng này rất lớn và trải ra trên một phổ rộng, từ những cảm xúc đơn giản, đến tình cảm phức hợp và cuối cùng là sự tham gia của những linh cảm trực giác.

Việc hiểu những vấn đề này để từ đó, mỗi giáo viên dạy Toán nghiên cứu vận dụng vào tạo lập và bồi dưỡng cảm xúc trong việc phát triển tư duy, trí tuệ toán học trong quá trình dạy học môn Toán.

Một phần của tài liệu phuong phap dau hoc toan hoc (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w