Cơ sở khoa học

Một phần của tài liệu phuong phap dau hoc toan hoc (Trang 84 - 85)

III. NHU CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở VIỆT NAM

5.1. Cơ sở khoa học

5.1.1. Điều 40 của Luật Giáo dục nước CHXHCN Việt Nam (công bố ngày 27/6 /2005) ghi rõ: "Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng" [1, tr. 32]

Mục 5.2 của “Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010” ghi rõ: "Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển được năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình

học tập,..."[2]

5.1.2. Mục đ) của nhiệm vụ và giải pháp thứ 2 trong “Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam” có viết: “Triển khai một cuộc vận động đổi mới dạy và học ở đại học theo quan niệm mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp nhằm tạo nên con người có các loại tiềm năng: - để học tập sáng tạo; - để phát triển cá nhân gắn kết với xã hội; - để tìm và tạo việc làm. Đổi mới phương pháp dạy và học theo các phương châm: - dạy cách học; - phát huy tính chủ động của người học; - và tận dụng công nghệ thông tin và truyền thông mới”[3].

Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, tự học là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra chất lượng và hiệu quả của quá trình đào tạo. Hoạt động học tập của sinh viên ở các trường đại học và cao đẳng ngày nay được diễn ra trong những điều kiện hết sức mới mẻ. Sự hình thành xã hội thông tin trong nền kinh tế tri thức đang tạo điều kiện nhưng đồng thời gây sức ép lớn đối với người học, đòi hỏi sinh viên phải có sự thay đổi lớn trong việc định hướng, lựa chọn thông tin cũng như phương pháp tiếp nhận, xử lý, lưu trữ thông tin. Trong hoàn cảnh ấy, tri thức mà sinh viên tiếp nhận được thông qua bài giảng của giảng viên trên lớp trở nên ít ỏi. Sinh viên đang có xu hướng vượt ra khỏi bài giảng ở lớp để tìm kiếm, mở rộng, đào sâu tri thức từ nhiều nguồn khác nhau. Chính vì vậy, tự học ở các trường đại học, cao đẳng trở nên phổ biến và trở thành một tính chất đặc trưng trong dạy học. Hình thành và phát triển năng lực tự học cho sinh viên chính là khâu then chốt để

tạo ra "nội lực" nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Tuy nhiên, trên thực tế khả năng tự học của sinh viên, đặc biệt là sinh viên các trường ĐHSP, CĐSP còn nhiều hạn chế. Việc hình thành và phát triển NLTH cho sinh viên, việc dạy cho sinh viên biết tự học trở thành một yêu cầu cấp bách, một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong công tác đào tạo hiện nay ở các trường ĐHSP, CĐSP.

Vì thế, có thể coi việc đổi mới PHDH Toán ở trường Sư phạm là làm cho sinh viên có khả năng tự học và là đào tạo cách dạy phương pháp học cho sinh viên.

5.1.3. Có thể quan niệm tự học “là người học tự quyết định việc lựa chọn mục

tiêu học tập, nội dung học tập, cách thức học, các hoạt động học tập và các hình thức phương pháp kiểm tra, đánh giá thích hợp, từ đó tổ chức, xây dựng, kiểm tra, kiểm soát tiến trình học tập của cá nhân với ý thức trách nhiệm”.

Từ quan niệm về tự học, có thể hiểu quá trình tự học là quá trình xuất phát từ sự ham muốn, khát khao nhận thức, người học ấp ủ trong mình những dự định, dựa vào những phương tiện nhận thức để tích luỹ kinh nghiệm, tri thức và hành động để đạt kết quả nhận thức. Có thể biểu diễn quá trình tự học theo sơ đồ sau:

Đối với sinh viên Sư phạm Toán, khi đang còn được đào tạo trong trường Đại học thì mục tiêu học tập chung đã được nhà trường định hướng theo mục tiêu đào tạo bằng chương trình khung và các chương trình chi tiết các môn học, sinh viên phải tuân theo qui trình đào tạo, kế hoạch đào tạo của nhà trường. Các hoạt động học tập của sinh viên, các hình thức phương pháp kiểm tra, đánh giá cũng được khoa, bộ môn xây dựng kế hoạch và qui định trước. Như vậy, việc tự học của sinh viên sư phạm Toán khi đang học trong trường Sư phạm là việc tự học có tổ chức, có sự quản lý của nhà trường, tự học có vai trò hướng dẫn của thầy.

Một phần của tài liệu phuong phap dau hoc toan hoc (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w