Dạy cách học tập, nghiên cứu ở trên lớp

Một phần của tài liệu phuong phap dau hoc toan hoc (Trang 96 - 99)

III. NHU CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở VIỆT NAM

5.4.3.2. Dạy cách học tập, nghiên cứu ở trên lớp

Quá trình dạy học ở trường ĐHSP đào tạo giáo viên toán THPT là nhằm cung cấp cho sinh viên hệ thống khoa học cơ bản về toán và khoa học sư phạm để sinh viên có thể phát triển những năng lực trí tuệ và nghiệp vụ nghề dạy toán, sau này khi ra trường có thể công tác một cách độc lập.

Bài giảng trên lớp của giảng viên toán ĐHSP một mặt phải đạt được hiệu quả tối đa những thông tin cần truyền đạt, mặt khác, phải đảm bảo được tính giáo dục và tính phát triển. Tức là, nội dung bài giảng đã được giảng viên nghiên cứu, chọn lọc, tinh giản để cung cấp những vấn đề cơ bản nhất, những định hướng cần nghiên cứu chứ

không phải là nơi chỉ tất cả những gì có liên quan đến nội dung. Phải làm cho sinh viên biết cách đọc tài liệu tham khảo, tra cứu, xử lý các thông tin, tự nghiên cứu để hoàn thiện các tư tưởng khoa học, nắm vững các phương pháp đã được định hướng trong bài giảng.

Quá trình học tập, nghiên cứu trên lớp là quá trình sinh viên phải tích cực hợp tác cùng thầy khám phá, suy nghĩ giải quyết những vấn đề khoa học. Sinh viên phải ý thức rằng bài giảng của thầy rất quan trọng. Đi học đầy đủ, lên lớp không phải vì điểm danh. Cần nghiên cứu bài kỹ trước lúc đến nghe giảng, tự đặt ra những câu hỏi để kiểm tra kiến thức, đánh dấu ghi lại phần thắc mắc, chưa hiểu. Sau đó cố gắng tìm đọc thêm sách để tự trả lời, hoặc hỏi bạn, hỏi thầy, làm cho kiến thức sẽ được đào sâu chắc chắn hơn.

Đặc biệt, khi học tập trên lớp sinh viên cần tập trung cao độ sự chú ý. Qua nghiên cứu người ta đã rút ra kết luận có tập trung chú ý nghe giảng hay không ảnh hưởng rất lớn đến thành tích học tập. Rất nhiều sinh viên sư phạm toán học giỏi đều đưa ra kinh nghiệm cơ bản nhất là tập trung chú ý nghe giảng, đồng thời tích cực suy nghĩ để nắm được logic của bài. Muốn tập trung cao độ sư chú ý thì phải xác định rõ: cần chú ý vào cái gì, tức là làm rõ mục tiêu cần chú ý. Khi nghe giảng, mục tiêu chú ý của sinh viên nên nhất trí với mục tiêu bài giảng của thầy. Nếu gặp trường hợp nghe chưa hiểu cũng không nên mãi suy nghĩ về vấn đề đó. Nhất trí với mục tiêu bài giảng của thầy không có nghĩa là phải theo sát thầy từng bước, thụ động nghe giảng mà phải động não, suy nghĩ những vấn đề thầy giảng từ nhiều góc độ, bình diện khác nhau để suy nghĩ, phân tích làm cho mình thực sự say mê tham gia sâu vào những tư tưởng toán học mà thầy dẫn dắt. Mặt khác, sự tập trung chú ý phải có trọng điểm, đó là trọng điểm khi nghe giảng. Trọng điểm khi nghe giảng là: kiến thức cơ bản, trọng tâm, những vấn đề khó, những cách giải quyết các vấn đề toán học, những kỹ năng quan trọng cần phải thường xuyên rèn luyện. Sinh viên cần chú ý khi học các khái niệm toán thì thầy đã đưa khái niệm như thế nào, các tính chất đặc trưng của khái niệm là những tính chất gì, được phân tích ra sao, mối quan hệ của khái niệm đ1o với các khái niệm khác,...

Ví dụ: Khi học khái niệm hàm mật độ f(x), cần đặc biệt chú ý giảng viên đưa ra khái niệm mới này như thế nào, phân tích các tính chất đặc trưng khái niệm ra

sao. Sinh viên có thể suy nghĩ trong đầu: Tại sao lại đưa ra khái niệm hàm mật độ? Nó có tác dụng gì? Ý nghĩa của nó ra sao?

Nói chung, khi lên lớp nghe giảng nếu chịu khó tập trung nghe giảng thì sinh viên sẽ hiểu được các nội dung thầy giảng. Đó là điều mà người sinh viên thường chủ quan trong học tập, cứ nghĩ là mình sẽ hiểu nên một số không nghe giảng nữa mà làm việc riêng, đại bộ phận thì ít động não suy nghĩ tiếp, hoạt động tư duy bị chùng xuống, dừng lại. Sinh viên cần nghe giảng với ý thức chắt chiu từng giây, từng phút, luôn đón ý rồi đoán ý thầy, tích cực tìm tòi, suy nghĩ đón trườc vấn đề.

Lên lớp học toán không chỉ thầy giảng, sinh viên nghe mà thực chất là thầy là người dẫn dắt chỉ đạo, tổ chức sinh viên tự học, tự nghiên cứu, sinhv iên là người chủ động trong học tập. Chỉ cần sinh viên luôn nắm bắt cách giải quyết, không ngừng khám phá loé sáng trong tư duy thì nhạy cảm sẽ tăng lên, linh cảm sẽ xuất kiện.

Ghi chép là khâu không thể thiếu để nâng cao hiệu quả học trên lớp, sinh viên phải đặc biệt quan tâm khâu ghi chép. Ghi chép bài giảng rõ ràng hợp lý sẽ giúp cho việc thu nhận thông tin và xử lý thông tin hiệu quả. Muốn vậy, phải chọn ghi vấn đề chính, phải xác định những điểm chỉ cần ghi tóm tắt theo suy nghĩ, hiểu biết của bản thân (cách đặt vấn đề, phương pháp tính toán, phương pháp giải quyết vấn đề,…), những điểm phải ghi cụ thể rõ ràng, chính xác (định nghĩa, định luật, công thức,…). Cần ghi lại những diễn giảng độc đáo của thầy đối với các vấn đề toán học. Cần chú ý ghi lại những ý kiến của bạn, đặc biệt là những ý kiến độc đáo, có thể ghi lại cả những sai lầm điển hình của người khác.

Ghi lại những linh cảm trong lúc nghe giảng: Trong tập trung cao độ nghe giảng, đại não trong trạng thái tư duy căng thẳng sẽ đột nhiên lóe ra những ý tưởng mới, độc đáo. Những ý tưởng đó có thể là một sự “ngộ” ra vấn đề, từ sự đào sâu suy nghĩ mà nảy ra những câu hỏi, mà việc giải quyết nó sẽ có được kiến thức hay phương pháp mới. Đó là linh cảm hay còn gọi là trực giác. Sinh viên cần thành thạo nắm bắt linh cảm, kịp thời ghi lại, nhưng đồng thời phải tập trung nghe giảng, không chạy theo quá đà những ý tưởng đó.

Sinh viên cần tránh hai khuynh hướng không tốt khi học tập, nghiên cứu trên lớp. Một là, thờ ơ, bàng quan với việc ghi chép thông tin vì cho rằng nội dung bài giảng đã có sẵn trong giáo trình, về nhà đọc cũng được. Hai là, quá thiên về ghi

chép, ít suy nghĩ, lựa chọn thông tin vì quan niệm chỉ cần học trong vở ghi là đủ. Cần chú ý giải quyết tốt giữa nghe và ghi

Một phần của tài liệu phuong phap dau hoc toan hoc (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w