Năng lực nhận biết, tìm tòi và PHVĐ

Một phần của tài liệu phuong phap dau hoc toan hoc (Trang 88 - 90)

III. NHU CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở VIỆT NAM

5.3.1. Năng lực nhận biết, tìm tòi và PHVĐ

Năng lực này đòi hỏi SV phải quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, suy luận, khái quát hóa các tài liệu Toán học, kiến thức Toán học và nghiệp vụ sư phạm Toán; suy xét từ nhiều góc độ, có hệ thống trên cơ sở những tri thức, kinh nghiệm cá nhân; phát hiện ra các khó khăn, thách thức, mâu thuẫn, các điểm chưa hoàn chỉnh cần giải quyết, cần bổ sung và các bế tắc, nghịch lý cần phải khai thông, làm sáng rõ,...Đây là bước khởi đầu của sự nhận thức có tính phê phán đòi hỏi nỗ lực trí tuệ cao. Việc thường xuyên rèn luyện năng lực này tạo cho SV thói quen hoạt động trí tuệ, luôn luôn tích cực khám phá, tìm tòi ở mọi nơi, mọi lúc, mọi trường hợp và

Ví dụ: Trong học Toán, đứng trước một bài toán, ta phải tìm tòi phát hiện, phải chọn lấy một cách tiếp cận, một cách giải, nhiều khi phải trải qua nhiều cách thử giải ta mới chọn được cách giải thích hợp nhất hoặc phải kết hợp nhiều cách giải cho một bài toán. Mỗi phương pháp chỉ mạnh đối với một lớp bài toán cụ thể nào đó. Người sinh viên với khả năng tìm tòi, phát hiện vấn đề bằng kiến thức, kinh nghiệm của mình tìm tòi và phát hiện từ các nguồn tài liệu, khái quát hoá từ nhiều chủng loại bài tập khác nhau hình thành nên tư tưởng giải toán của mình. Chẳng hạn, với phương pháp phản chứng để giải, qua nhiều tìm tòi phát hiện từ các bài toán điển hình, có thể đi đến khái quát theo sơ đồ:

Ví dụ : Môn học ‘‘Phương pháp dạy học môn Toán’’ là một môn học đa dạng, phong phú, tính phát triển cao. Ngày nay, với sự phát triển của CNTT và truyền thông thì việc dạy học bộ môn Toán đã có những thay đổi lớn. Chẳng hạn, vấn đề đặt ra là việc soạn giáo án của giáo viên Toán và việc tổ chức giờ lên lớp như thế nào? Có nên giữ nguyên các bước lên lớp dạy toán như quy định trong giáo án trước đây không? Sử dụng phối hợp các PPDH Toán trong giờ dạy cụ thể như thế nào? Thực tế của sự phát triển của công nghệ, một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý, giáo viên phổ thông đón nhận với một tâm trạng hoang mang. Chẳng hạn như, một trưởng phòng giáo dục của một huyện đã quy định cho giáo viên toàn huyện là soạn giáo án theo quy định riêng và giáo án phải viết tay, không được đánh máy vi tính(!)....Nhiều cơ sở trường học vẫn giữ cách soạn bài, các bước lên lớp của những năm thập niên 80 thế kỷ trước.

A ⇒ B ∼ PP Phản chứng Bước 1 có Phủ đinh điều Cần CM Bước 2 SL để có Bước 3 KL B đúng Sự vô lý từ KT đã biết Sự vô lý từ GT Tìm mệnh đề phủ định

Khi phải đối diện với những thực tế này, năng lực nhận biết tìm tòi và PHVĐ để giải quyết sẽ cho người SV bản lĩnh không khuất phục trước khó khăn trong thực tế.

Một phần của tài liệu phuong phap dau hoc toan hoc (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w