có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn
Câu hỏi A B C D 13: Nhiệm vụ chính của nhà ở là: A. Bảo vệ cơ thể khỏi bị tác động của các yếu tố vi khi hậu, là nơi nghỉ ngơi. B. Bảo vệ cơ thể khỏi bị tác động của các yếu tố vi khí hậu, là nơi nghỉ ngơi, tập trung cuộc sống gia đình. C. Bảo vệ cơ thể khỏi bị tác động của các yếu tố vi khí hậu, là nơi
nghỉ ngơi, thỏa mãn sinh hoạt hàng ngày.
D. Bảo vệ cơ thể khỏi bị tác động của các yếu tố vi khí hậu, là nơi nghỉ ngơi, có không khí trong sạch.
14: Nhà ởẩm thấp tạo điều kiện cho:
A. Nhiễm khuẩn đường ruột, giun sán, bệnh đường hô hấp B. Nhiễm khuẩn đường ruột, giun sán, bệnh đường tiêu hóa C. Nhiễm khuẩn đường ruột, giun sán, bệnh đường tiết niệu D. Nhiễm khuẩn đường ruột, giun sán, bệnh đường tim mạch. 15: Nhà ở thiếu ánh sáng sẽ làm cho trẻ mắc bệnh:
A. Còi xương, suy dinh dường
B. Còi xương, gây tác hại xấu về thị giác C. Còi xương, bệnh đường tiêu hóa D. Còi xương, nhiễm khuẩn hô hấp cấp.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học 1. Phương pháp học
Sinh viên nghiên cứu trình tự các phần trong bài học. Khi nghiên cứu phần các triệu chứng của hội chứng SBS cần tham khảo thêm cuốn sách "Vệ sinh môi trường", tr 10 - 18.
Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường: Bài giảng Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi trường - thường Đại học Y Hà Nội để hiểu rõ thêm phần các giải pháp vệ sinh nhà ở.
Tựđọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày những chỗ chưa hiểu với giảng viên để dược giải đáp.
Sinh viên quan sát các hiện tượng ô nhiễm trong nhà ở như các yếu tố vi khí hậu, ánh sáng. tiếng ồn... để so sánh giữa lý thu rết và thực tiễn xem có phù hợp hay không?
2. Vận dụng thực tế
Sinh viên có thể vận dụng các kiến thức về hội chứng SBS để có thể áp dụng đánh giá nhanh tác động của môi trường không khí nhà ở bị ô nhiễm đặc biệt là cho những người sống trong các nhà ở hình ống.
Tuyên truyền cho người dân nên xây dựng nhà ở thoáng mát, có nhiều cửa sổ và cửa ra vào, trồng nhiều cây xanh.
3. Tài liệu tham khảo
1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục
2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường Đại học Y khoa và Nội.
3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học.
4. Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học.
5. bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường đại học Y khoa Thái Nguyên.
6. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám Trường đại học Y Việt nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ. Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên
8. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004) Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
VỆ SINH CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ MỤC TIÊU MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Liệt kê được ý nghĩa, vai trò vệ sinh ở các cơ sởđiều trị.
2. Phân tích được nguyên nhân, tác nhân gây nhiễm trùng tại các cơ sở điều trị và phương pháp phòng lây chéo tại các khoa phòng.
3. Trình bày được các biện pháp phòng chống nhiễm trùng tại các cơ sởđiều trị