Phương pháp đo cong vẹo cột sống

Một phần của tài liệu CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE (Trang 107 - 112)

3.1. Nguyên tắc

- Đối tượng không mặc quần áo dài

- Phòng khám đủ ánh sáng và kín đối với nữ - Nơi học sinh khám phải bằng phẳng

- Có giường để cho nằm khám các trường hợp khung chậu không bình thường, hai chi dưới không đều gây vẹo cột sống thứ phát.

3.2. Cách khám

- Yêu cầu học sinh cúi xuống, chân ở tư thếđứng, hai tay buông xuống, gan bàn tay sát vào đùi, hai gót chân sát lại, hai bàn chân đặt hình chữ V. Quan sát hai nửa lưng từ trên xuống dưới, nếu bên nào gồ lên là bên đó cột sống bị vẹo.

- Miết các gai sống với ngón tay giữa, có ngón trỏ và ngón nhẫn kèm theo, miết nhẹ vừa đủ tạo thành một vệt hằn đỏ, nếu là người béo phì phải cúi xuống mà miết.

- Phương pháp đánh dấu: (Khi khó miết): dùng bút bi hoặc phấn, lấy ngón tay trỏ bên trái lần các gai đốt sống từđốt sống cổ 7 trở xuống, lần đến điểm gai sống nào thì tay phải lại chấm một vệt bút bi hoặc phấn lên mặt da ngay nơi đỉnh của gai sống đó.

- Dùng dây dọi: một đầu dây dọi ở ngay mỏm gai đốt sống cổ 7, còn đầu kia ở giữa hai mông, so sánh hình dạng cột sống và dây dọi.

- Dùng phương pháp chụp X quang (Phương pháp Cobb) để chẩn đoán xác định vị trí và hình dáng cong vẹo, nên chụp film ở tư thế thẳng và nghiêng, cần xác định đỉnh đoạn cong, đáy của đoạn cong.

Đỉnh đoạn cong: đỉnh của đoạn cong được xác định ởđốt sống trên của đoạn cong nghiêng nhiều nhất so với trục. Bờ trên của đốt sống đỉnh là đỉnh của đoạn cong.

với trục. Bờ dưới của đốt sống đáy là đáy của đoạn cong. Dựng góc: Dựng tiếp tuyến bờ trên của đốt sống đỉnh Dựng tiếp tuyến bờ dưới của đốt sống đáy Hai đường gặp nhau tạo thành góc cong. Đánh giá: < 100 là bình thường

10 - 200 là nhẹ

20 - 400 là trung bình, theo dõi, kéo nắn > 400 là nặng

- Phương pháp dùng thước Scoliosometre:

+ Phương pháp đo cong vẹo cột sống bằng thước Scoliosometre -1 của Nhật. Đây là phương pháp mới, lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam. Với phương pháp này có thể phát hiện hàng loạt và nhanh cho học sinh, vừa thuận tiện, đơn giản, kinh tế và có thể phân loại được mức độ lệch vẹo cột sống và kiểu hình lệch vẹo cột sống.

+ Cách do:

Học sinh đứng đối diện với thầy thuốc, cúi gập người, hai chân thẳng, hai bàn chân áp sát vào nhau, hai mũi bàn chân bằng nhau, hai cánh tay duỗi thẳng, hai bàn tay áp sát vào nhau, đặt ở giữa hai đầu gối, đầu cúi xuống, cằm tì vào ngực.

Quan sát vùng lưng để xác định chỗ lồi cao nhất ở hai bên lưng.

Trường hợp l: dễ xác định đỉnh lồi hai bên, đặt chân thước lên hai đỉnh lồi, cố định thước rồi đọc kết quả trên kim của vạch chia độ.

Trường hợp 2: nếu chỉ xác định được một đỉnh lồi ở một bên còn bên kia khó xác định: đặt chân cố định của thước lên đỉnh lồi, chân di động đặt trên đỉnh của mỏm gai đốt sống tương ứng của đỉnh lồi. Xác định khoảng cách từ đỉnh lồi đến đỉnh của mỏm gai sống rồi tịnh tiến chân di động của thước một khoảng cách bằng khoảng cách đó, cốđịnh chân thước rồi đọc kết quả.

Trường hợp 3: nếu không xác định được đỉnh lồi hai bên lưng, ta xác định đỉnh của mỏm gai đốt sống (Phần lồi cao nhất) ở phần giữa lưng rồi từđó tịnh tiến sang hai bên, mỗi bên một khoảng cách 4,5 cm đối với học sinh cấp 1,5 cm đối với học sinh cấp 2. Cốđịnh chân thước rồi đọc kết quả.

Đánh giá: < 50: Bình thường 5- 100: Nhẹ

10 - 20%: Trung bình > 200: Nặng

Cong vẹo cột sống được chia làm 4 mức độ: Mức độ I: cột sống thẳng, độ lệch cột sống = 0 Mức độ II: cột sống vẹo sinh lí, độ lệch từ 0,1 - 2,9

Mức độ III: nguy cơ cong vẹo cột sống, độ lệch từ 3 - 4,9

TỰ LƯỢNG GIÁ

Công cụ: Bài tập thực hành đo các yếu tố vệ sinh lớp học

Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh/chị hãy tự lượng giá bằng làm các bài tập và thực hiện các quy trình kỹ thuật sau:

Anh chị hãy:

- Đo cường độ ánh sáng trong lớp học

- Một lớp học có các chỉ số sau: kích thước lớp học là 10m x 6m, 4 cửa sổ chấn song sắt có kích thước 1,5m x 1,2m, một cửa bên có hiên, hai cửa ra vào bên không hiên. Tính hệ số ánh sáng của lớp học trên.

Quy trình kỹ thuật xác định cách đo ánh sáng bằng máy Luxmetre

TT Các bước thực hiện Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt

1 Cách đo:

- Đặt tế bào quang điện trên một mặt phẳng (đặt trực xếp trên bàn), - Bật công tắc chờ kim điện kế ổn định

- Đọc kết quả trên vạch tương ứng

Nguồn ánh sáng có đủ tiêu chuẩn hay không

Nguồn sáng bao nhiêu lux, so sánh với TCCP

2 Đọc và nhận định kết quả Trong môi trường học tập nguồn sáng là bao nhiêu lux

Trong môi trường học tập nguồn sáng là bao nhiêu lux

Quy trình kỹ thuật xác định hệ số ánh sáng

TT Các bước thực hiện Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt

1 Tính diện tích cửa thực dụng

Diện tích cửa thực dụng = S cửa bên không hiên + S cửa bên có hiên

Xác định kích thước từng loại cửa

Đo được kích thước từng loại cửa

2 • Bên không hiên:

Không có chấn song = S cửa

Có chấn song = S cửa - S chấn song Cửa sắt = S cửa sắt = 10 % S cửa đó Cửa gỗ: S cửa gỗ - 20 % S cửa đó

• Bên có hiên:

Tính tương tự như bên có hiên nhưng S cửa thực dụng = 80 % bên không hiên. Xác định từng loại cửa có tính chất khác nhau và cách tính toán khác nhau Đo và tính toán được kích thước từng loại

chiều rộng của nền nhà chiều dài, chiều rộng 4 Tính hệ số ánh sáng: Diện tích cửa

thực dụng / Diện tích nền nhà

Có kết quả tương ứng Tính toán được kết quả: 1/4 - 1/5

Quy trình kỹ thuật đo cong vẹo cột sống bằng các phương pháp miết dọc cột sống, phương pháp đánh dấu, phương pháp dùng dây dọi và chụp X quang

TT Các bước thực hiện Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt

Phương pháp miết dọc cột sống - Học sinh cúi xuống, chân ở tư thế đứng, hai tay buông xuống, gan bàn tay sát vào đùi, hai gót chân sát lại, hai bàn chân đặt hình chữ V. - Miết các gai sống với ngón tay giữa, có ngón trỏ và ngón nhẫn kèm theo, miết nhẹ vừa đủ tạo thành một vệt hằn đỏ, nếu là người béo phì phải cúi xuống mà miết. Bộc lộ cột sống Xác định các gai sống gồ cao hơn so với bình thường Quan sát hai nửa lưng từ trên xuống dưới, nếu bên nào gồ lên là bên đó cột sống bị vẹo.

2 Phương pháp đánh dấu:

Dùng bút bi hoặc phấn, lấy ngón tay trỏ bên trái lần các gai đốt sống từ đốt sống cổ 7 trở xuống, lần đến điểm gai sống nào thì tay phải lại chấm một vệt bút bi hoặc phấn lên mặt da ngay nơi đỉnh của gai sống đó. Xác định các gai sống gồ cao hơn so với bình thường Quan sát hai nửa lưng từ trên xuống dưới, nếu bên nào gồ lên là bên đó cột sống bị vẹo.

3 Phương pháp dùng dây dọi:

Một đầu dây dọi ở ngay mỏm gai đốt sống cổ 7, còn đầu kia ở giữa hai mông, so sánh hình dạng cột sống và dây dọi Xác định các gai sống gồ cao hơn so với bình thường Quan sát hai nửa lưng từ trên xuống dưới, nếu bên nào gồ lên là bên đó cột sống bị vẹo. 4 Phương pháp chụp Xquang: Xác định góc cong Giúp chẩn đoán xác định vị trí và hình dáng cong vẹo < 100 là bình thường 10 - 200 là nhẹ 20 – 400 là trung bình, theo dõi, kéo nắn > 400 là nặng

Quy trình kỹ thuật đo cong vẹo cột sống bằng phương pháp dùng thước Scoliosometre

TT Các bước thực hiện Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt

1 Trường hợp 1: Dễ xác định đỉnh lồi hai bên, đặt chân thước lên hai đỉnh lồi, cố định thước rồi đọc kết quả trên kim của vạch chia độ.

Xác định chỗ lồi cao nhất ở hai bên lưng. < 50: Bình thường 5 - 100: Nhẹ 10 - 200: Trung bình > 200: Nặng 2 Trường hợp 2: Nếu chỉ xác định được một đỉnh lồi ở một bên còn bên kia khó xác định: Đặt chân cố định của thước lên đỉnh lồi, chân di động đặt trên đỉnh của mỏm gai đốt sống tương ứng của đỉnh lồi. Xác định khoảng cách từ đỉnh lồi đến đỉnh của mỏm gai sống rồi tịnh tiến chân di động của thước một khoảng cách bằng khoảng cách đó, cố định chân thước rồi đọc kết quả.

Xác định chỗ lồi cao nhất ở hai bên lưng.

< 50: Bình thường 5 - 100: Nhẹ

10 - 200: Trung bình > 200: Nặng

3 Trường hợp 3: Nếu không xác định được đỉnh lồi hai bên lưng, ta xác định đỉnh của mỏm gai đốt sống (Phần lồi cao nhất) ở phần giữa lưng rồi từđó tịnh tiến sang hai bên, mỗi bên một khoảng cách 4,5 cm đối với học sinh cấp 1,5 cm đối với học sinh cấp 2. Cố định chân thước rồi đọc kết quả.

Xác định chỗ lồi cao nhất ở hai bên lưng.

< 20: Bình thường 5 - 100: Nhẹ

10 - 200: Trung bình > 200: Nặng

4 Đánh giá Xem mức độ cong

vẹo cột sống

Độ I: cột sống thẳng, độ lệch cột sống = 0

Độ II: cột sống vẹo sinh lí, độ lệch từ 0,1 - 2,9

Độ III: nguy cơ cong vẹo cột sống, độ lệch từ 3 - 4,9 Độ IV: cong vẹo cột sống thực sự, độ lệch > 5

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ BÀI HỌC 1. Phương pháp học 1. Phương pháp học

- Sinh viên nghiên cứu trình tự các phần trong bài học. Khi nghiên cứu phần yêu cầu vệ sinh của lớp học cần tham khảo thêm cuốn sách "Sổ tay học đường", tr 10 - 18.

- Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Bài giảng Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi

trường - Trường Đại học Y Hà Nội để hiểu rõ thêm phần các bệnh liên quan đến trường học - Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày những chỗ chưa hiểu với giáo viên đểđược giải đáp.

Sinh viên quan sát các điều kiện học tập tại các trường học xem có những điều kiện gì bất lợi hay không?

Phỏng vấn các trường hợp các em đang ngồi trên ghế nhà trường bị mắc cận thị và cong vẹo cột sống để tìm ra nguyên nhân.

2. Vận dụng thực tế

Sinh viên có thể vận dụng các kiến thức đã học và các kỹ năng trong bài để tính toán được hệ số ánh sáng và nhận định được kết quả, đồng thời để có thể tư vấn, tuyên truyền cho cộng đồng biết cách phòng tránh các bệnh học đường cho các em đang ngồi trên ghế nhà trường.

3. Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản giáo dục

2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học.

4. Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học.

5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

6. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám trường đại học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ. Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên

8. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)