Biện pháp phòng chống các bệnh nhiễm trùng tại các cơ sở điều trị

Một phần của tài liệu CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE (Trang 69 - 73)

4.1. Các quy định chung

- Nguyên tắc chung về vệ sinh bao gồm toàn bộ những kỹ thuật và hành vi mà mục đích nhằm ngăn ngừa sự xuất hiện và lan truyền của các vi sinh vật gây bệnh trong một khoa, phòng hay một cơ sở bệnh viện.

- Bệnh viện phải có hàng rào che kín, có cổng ra vào, có bảo vệ thường trực, có cổng sau và đường đi riêng dành cho trường hợp tử vong.

- Trước cổng ra vào bệnh viện phải giữ sạch sẽ, trật tự, không để hàng quán gần cổng ít nhất 25 m.

- Phòng khám thuộc bệnh viện phải ngăn cách với các khoa.

- Khoa truyền nhiễm phải xa khu điều trị bệnh nhân thường, nhà bếp, nhà xác.

- Nước thải của bệnh viện phải có hệ thống cống rãnh ngầm dẫn đến nơi khử khuẩn trước khi thải ra ngoài bệnh viện.

- Bệnh viện phải có đủ hố xí tự hoại.

- Bệnh viện có đủ nước sạch dùng cho chuyên môn và sinh hoạt của nhân viên và người bệnh.

- Bệnh viện phải có lò đốt bông bẩn và các bộ phận cắt bỏ.

- Các khoa phòng phải có đủ hố xí, nhà tắm riêng cho nhân viên, chỗ thay quần áo và chỗ để quần áo, đồ dùng cá nhân riêng cho nhân viên.

4.2. Các quy định c th

4.2.1. Vệ sinh thân thể của nhân viên y tế

- Tắm:

Là một yếu tố quan trọng cho phép loại bỏ tạm thời hệ vi khuẩn tích tụ trong quá trình các mặt hoạt động.

- Móng tay (chân) và tóc: các móng tay phải cắt ngắn và không đánh móng tay. Phải gội đầu thường xuyên và luôn chải tóc - nếu tóc dài cần phải cặp (buộc) lại.

- Giầy, dép: phải thường xuyên bảo quản giầy dép (không dược để bẩn) không bao giờ được cất giầy dép vào tủ quần áo.

- Vệ sinh quần áo: quần áo đồng phục (bộ choàng trắng) cần phải thay đồng phục khi có vết ố, đồng phục phải làm bằng loại vải dễ khử trùng, tốt nhất nên may cả bộ áo choàng và

quần dài. Các túi áo (quần) không dược đựng các thứ linh tinh. Không được mặc đồng phục đi ăn cơm.

- Khẩu trang: khẩu trang phải làm bằng chất tổng hợp có hiệu lực ngăn cản các vi sinh vật trong nhiều giờ, khẩu trang phải che được toàn bộ mũi và miệng. Phải rửa tay sau khi đeo khẩu trang, sau khi sờ vào khẩu trang, sau khi tháo khẩu trang.

- Mũ: nhất thiết phải đội mũ trong bếp, nhà giặt, phòng mổ, khoa điều trị tăng cường và khoa ghép. Mũ phải trùm lên toàn bộ tóc.

- Rửa tay:

Rửa tay việc ưu tiên hàng đầu, là biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa truyền bệnh nhiễm trùng.

Rửa tay khi: + Tay bẩn.

+ Trước và sau khi vào nhà vệ sinh. + Sau khi hỉ mũi.

+ Sau khi thao tác với đồ vật - dụng cụ bẩn.

+ Khi rời tiếp xúc từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác. + Khi vào và ra khỏi bệnh nhân cách ly.

+ Lúc bắt đầu và sau khi làm việc. + Trước khi ăn.

+ Sau khi đeo, bờ tay vào khẩu trang.

Việc rửa tay cần phải phân biệt tuỳ theo tính chất công việc sẽ làm.

4.2.2. Đối vi người bnh

- Có giường chiếu, chăn màn, chăn gối sạch cho người bệnh mới vào. - Tất cả người bệnh phải được mặc quần áo của người bệnh.

- Khi vào viện người bệnh phải được tắm rửa, thay quần áo.

4.2.3. Các biện pháp vệ sinh

- Mục đích:

Giữ cho trang thiết bị, phương tiện, tường, nền nhà không bị bẩn. Cần thiết trước khi tiệt trùng dụng cụ.

- Nguyên tắc

Bắt đầu từ phòng sạch nhất đến phòng bẩn nhất, vệ sinh từ trong cùng ra cửa. Chia làm ba khu vực:

+ Khu sạch: không trực tiếp liên quan tới việc chăm sóc người bệnh (phòng hành chính. văn phòng, nhà kho, phòng nhân viên).

phòng khám, phòng chuẩn bị, phòng thay băng).

+ Khu nhiễm bẩn nặng: nhà vệ sinh, phòng để rác, phòng thụt rửa - Khi làm vệ sinh không được làm thủ thuật.

- Các quy định làm vệ sinh.

Vệ sinh khẩn cấp: các vệt máu, chất nôn, nước tiểu, dịch tiết phải làm vệ sinh ngữ. Vệ sinh hàng ngày: tiến hành ở mọi khoa phòng hàng ngày

Tổng vệ sinh: toàn bộ trang thiết bị, vật dụng, tường nhà, sàn nhà, quạt đèn, giường tủ... phải được làm vệ sinh.

- Tẩy uế: được thực hiện trước khi khử khuẩn, dùng nước xà phòng cọ rửa dụng dụ sau tráng sạch bằng nước lã.

a. Phương pháp khử khuẩn

- Khử khuẩn bằng hóa chất

+ Cồn 70 - 900 dùng khử khuẩn bề mặt dụng cụ và da (Không dùng cho vết mổ

Phạm vi diệt khuẩn: diệt khuẩn Gram (+) và (-), không có tác dụng với virus, nấm, nha bào. Thời gian tác dụng 30 giây.

+ Cloramin 5%: dùng để tẩy uế bề mặt

Tác dụng: diệt vi khuẩn Gram (-), (+), nha bào + Viên nén Presep:

Pha nồng độ 0,014% ra dùng để ngâm dụng cụ bằng thép không gỉ, đồ cao su, sứ, thủy tinh, nhựa... trong thời gian một giờ.

Nồng độ 1% dùng để lau, khử khuẩn vết máu.

Nồng độ 0,25% dùng để ngâm ống hút, bình, lọ xét nghiệm.

+ Iod: dùng nồng độ là khử khuẩn da trước khi phẫu thuật hoặc làm thủ thuật. Tác dụng: chống nấm, vi khuẩn, virus và một số ít nha bào.

b. Phương pháp tiệt khuẩn

- Tiệt khuẩn bằng nhiệt độướt:

+ Nhiệt độ 1210C: trong 15 phút kể từ khi nồi hấp đạt 1210C. + Nhiệt độ 1260C trong 10 phút.

- Tiệt khuẩn bằng nhiệt độ khô: 1600C trong 120 phút. - Bảo quản vật dụng đã tiệt khuẩn:

+ Không để chung vật dụng vô khuẩn với vật dụng không vô khuẩn.

+ Phải để vật dụng trong tủ riêng hoặc trong kho sạch, không có bụi, không ẩm ướt, nhiệt độổn định.

+ Hàng tuần vệ sinh tủ, giá để dụng cụ vô khuẩn bằng nước và xà phòng hoặc lau bằng cồn 700

+ Hàng ngày kiểm tra hạn dùng dụng cụ tiệt khuẩn.

+Hộp dụng cụ vô khuẩn phải được khử khuẩn lại khi bị nhiễm bẩn hoặc bị mở ra chưa dùng.

c. Đồ vật - dụng cụ

Một quy tắc căn bản: chỉ có thể khử trùng những thứ sạch, bất cứđồ vật, dụng cụ nào cũng phải coi là nguồn có tiềm năng nhiễm trùng. Để giảm đến mức tối thiểu nguy cơ lây nhiễm do đồ vật, dụng cụ vừa được sử dụng, cần phải đưa những thứđó qua nhiều giai đoạn:

- Ngâm:

Phải đem ngâm càng sớm càng tốt, để tránh những mảnh chất hữu cơ còn sót lại không bị khô đi, để thực hiện một bước lau rửa trước và khử nhiễm trùng.

- Lau rửa:

Mọi lau rửa đều kết hợp một tác nhân hóa học là chất tẩy rửa với một tác nhân vật lý là "chất dầu hỗ trợ".

- Làm khô:

Giai đoạn làm khô là một yếu tố cốt yếu, nhất là đối với dụng cụ nội soi. - Đóng gói:

Nhằm hai mục đích: bảo vệđồ vật - dụng cụ tránh bị tái nhiễm, chuẩn bịđồ vật dụng cụđể vô trùng.

- Vô trùng:

Vô trùng là sự phá huỷ mọi hình thái sinh sống và đặc biệt là mọi vi sinh vật ở dạng thực vật hay bào tử, có thể hoặc gây bệnh.

+ Những đồ vật cần phải được vô trùng: + Mọi đồ vật xâm nhập vào cơ thể qua kẽ hở.

+ Mọi đồ vật xâm nhập vào những khoang (hốc) không vô trùng (như núm vú sữa những bình sữa ở bệnh viện).

+ Mọi đồ vật xâm nhập vào những khoang vô trùng. - Các cách vô trùng:

+ Bằng phương pháp vật lý: vô trùng bằng tia X, nhựa khô, hơi nước dưới áp lực

+ Bằng phương pháp hóa học: lò hấp bằng oxyd etylen, lò hấp bằng formaldehyd, lò hấp bằng pladma.

4.2.4. Chuẩn bị da cho bệnh nhân mổ. a. Trong đơn vịđiều trị

Cạo lông, rửa ráy để mổ, sát khuẩn, mọi việc này là vào lúc gần mổ nhất. - Cạo lông:

Các công trình nghiên cứu chứng minh rằng khuẩn lạc ở lông không nhiều hơn da. Nói chung, không bao giờđược cạo lông khô, chú ý tránh xước da khi cạo lông.

- Rửa ráy: từ hôm trước, cho tắm xà phòng. - Ngay hôm mổ:

Khoảng 2 - 3 giờ trước khi mổ, tắm với xà phòng sát khuẩn thuần khiết. Bệnh nhân sau khi cạo lông, mặc áo sơ mi mới và đặt vào một giương khăn trải và trải lót sạch. Bôi thuốc sát khuẩn vào lúc tiêm tê trên vùng mổ. Với một bệnh nhân chưa được khoẻ. rửa ráy phải được làm ở phòng với xà phòng sát trùng thuần khiết.

- Ở phòng mổ: bao giờ cũng thực hiện hai lần bôi thuốc sát khuẩn, giữa hai lần có thời gian để khô. Việc bôi thuốc này làm theo phương pháp "hình sên" thời gian cộng từ 7 - 8 phút.

TỰ LƯỢNG GIÁ

Công cụ: Bộ câu hỏi lượng giá

Một phần của tài liệu CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)