1.1. Ý nghĩa
- Làm cho nhân dân bỏđược thói quen làm mất vệ sinh môi trường.
- Làm cho môi trường sống của người dân ngày càng sạch, đẹp, giảm mức độ ô nhiễm. - Giảm được nguy cơ mắc bệnh, tử vong trong nhân dân, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
1.2. Mục đích của việc xử lý chất thải bỏ
- Thu gom và xử lý thích hợp các chất thải bỏ, chông ô nhiễm môi trường xung quanh (đất, nước, không khí).
- Diệt các vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virus, các loài ký sinh trùng), đồng thời chống các vertor truyền bệnh sinh sôi, phát triển, giảm mối nguy cơ cho sức khỏe con người.
- Xử lý phân của con người, tạo phân bón và triệt tiêu nguồn truyền nhiễm.
Qua đó bảo vệ môi trường đất, nước, không khí khỏi bị ô nhiễm, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa phát triển như (tả, lị, thương hàn, viêm gan, ký sinh trùng và nấm). Sau xử lý phân sẽ là nguồn phân bón cho cây trồng, các loại rác tạo ra phân và nguồn nhiệt năng lớn.
1.3. Tầm quan trọng của việc xử lý chất thải bả
- Vì phân người chứa rất nhiều tác nhân gây bệnh.
- Do mô hình xử lý phân ở Việt Nam hiện nay chưa hợp lý. - Do sử dụng phân tươi để canh tác và nuôi cá.
- Do tập quán phóng uế bừa bãi ra môi trường xung quanh.
Tất cả những yếu tố trên sẽ tạo điều kiện reo rắc mầm bệnh ra môi trường bên ngoài và chúng có nguy cơ xâm nhập vào con người qua thức ăn, nước uống, thực phẩm. Nếu giải quyết tốt những yếu tố trên thế sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh (Theo WHO thì xử lý phân tốt sẽ làm giảm 22o/o bệnh tiêu chảy, nếu cung cấp đủ nước sạch sẽ làm giảm 37% tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy).
- Không làm nhiễm bẩn đất xung quanh.
- Không làm nhiễm bẩn các nguồn nước dùng đểăn uống và sinh hoạt. - Không có mùi hôi thối, không làm hấp dân côn trùng.
- Không để cho ruồi nhặng tiếp xúc với phân. - Vị trí xử lý phân phải sạch sẽ, dễ thoát nước, kín. - Dễ sử dụng bảo quản và dễ sửa chữa.
- Phương pháp xử lý đơn giản, giá thành hạ.
- Phù hợp với điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán và kinh tế của từng địa phương. - Được người dân chấp nhận và tham gia.