Các bệnh thường gặp ở lứa tuổi học sinh liên quan đến trường học

Một phần của tài liệu CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE (Trang 82 - 83)

Ngoài các bệnh phổ biến ở lứa tuổi thanh thiếu niên như các bệnh nhiễm ký sinh trùng, bệnh ngoài da, bệnh tiêu hóa, bệnh của hệ xương khớp... trong học sinh thường mắc phải hai bệnh có mối liên quan đến quá trình học tập của các em, đó là bệnh biến dạng cột sống và bệnh cận thị trường học.

3.1. Bnh biến dng ct sng

3.1.1. Nguyên nhân

- Do bàn ghế không hợp tiêu chuẩn vệ sinh, như bàn cao mà ghế thấp hoặc bàn thấp mà ghế lại cao.

- Do chiếu sáng ở trong lớp không đầy đủ, học sinh phải xoay vở ra phía có nhiều ánh sáng để viết.

- Do tư thế xấu khi ngồi học như vẹo đầu, vặn người hay ngồi xổm để học...

- Do phải lao động chân tay quá sớm hoặc phải ngồi làm việc thủ công ở một tư thế gò bó trong thời gian dài khi tuổi đang còn nhỏ.

- Do hậu quả của một số bệnh như bại liệt, lao cột sống...

3.1.2. Hình dáng vẹo

Thường gặp 4 dạng vẹo sau đây: Hình chữ C thuận. Hình chữ C ngược. Hình chữ S thuận Hình chữ S ngược. Có 3 độ vẹo: Độ I (nhẹ) Độ II (vừa). Độ III (hàng). 3.1.3. Ảnh hưởng của biến dạng cột sống

Tùy theo mức độ biến dạng của cột sống mà có ảnh hưởng tới sức khỏe của học sinh. Ở mức độ I chưa có ảnh hưởng gì. Ở mức độ II đã có ảnh hưởng đến hình dáng tư thế của học

sinh, đến chức năng hô hấp. Ở mức độ III thì ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng hô hấp, tư thế xấu. Nếu ở các em gái thì còn ảnh hưởng tới khung chậu.

3.1.4. Biện pháp đề phòng

- Bàn ghế phải hợp tiêu chuẩn vệ sinh đã quy định.

- Lớp học phải được chiếu sáng tự nhiên tốt, đúng tiêu chuẩn vệ sinh, phải có hệ thống chiếu sáng nhân tạo.

- Đeo cặp hai vai mà không được xách cặp ở một bên.

- Ngồi học trong lớp cũng nhưở góc học tập tại nhà phải đúng tư thế. - Phòng tránh các bệnh truyền nhiễm và nâng cao thể trạng.

- Không lao động nặng quá sớm...

3.2. Bnh cn th

3.2.1. Nguyên nhân

- Do lớp học không được chiếu sáng đầy đủ (chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo) vì vậy mắt của học sinh phải điều tiết nhiều trong quá trình dài dẫn tới trục trước bầu của mắt bị kéo dài mà làm cho hình ảnh của vật không hiện ở trên võng mạc mà lại hiện ở phía trước võng mạc.

- Do bàn ghế không hợp quy cách: Ví dụ:

+ Bàn cao ghế thấp làm cho khoảng cách giữa mắt và vở quá gần, nên mắt phải điều tiết nhiều.

+ Bàn thấp, ghế cao, học sinh phải cúi xuống để viết làm cho máu dồn vào hố mắt nhiều làm cho áp lực trong hố mắt tăng lên, đẩy thủy tinh thể phồng ra phía trước.

- Do học tập không hợp vệ sinh như lúc sáng sớm, buổi chiều hôm, nằm để học... đều làm cho mắt phải điều tiết nhiều.

3.2.2. Tác hại của bệnh cận thị trường học

- Ảnh hưởng đến quá trình học tập vì không nhìn rõ chữ và hình vẽở trên bảng (do không đeo kính).

- Ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, thường là chậm chạp và dễ gây ra các tai nạn. Một số ngành nghề không sử dụng những người mắt kém.

- Biến chứng nguy hiểm nhất của cận thị trường học là bong võng mạc gây ra mù.

3.2.3. Biện pháp đề phòng

- Lớp học phải được chiếu sáng đầy đủ (chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo). - Bàn ghế phải hợp quy cách và đúng tiêu chuẩn vệ sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong chếđộăn uống cần đủ chất, đặc biệt vitamin A.

Một phần của tài liệu CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE (Trang 82 - 83)