2.1. Kiến trúc của bệnh viện và vệ sinh các khoa phòng trong bệnh viện
2.1.1. Vị trí của bệnh viện
Vị trí đặt ở ngoài thành phố, đảm bảo cho bệnh viện tận dụng được vườn hoa và khả năng sắp xếp trên những vùng đất rộng rãi. Bệnh viện trung tâm đặt ở giữa thành phố, tạo điều kiện dễ dàng cho sự đi lại của thầy thuốc, bệnh nhân và người đến thăm hỏi. Chọn một khu vực trong một khu phố yên tĩnh, xa xưởng máy, trường học, doanh trại bộ đội. Đất xây dựng bệnh viện phải khô và sạch (phải làm thoát nước bẩn và cung cấp đủ nước sạch) và có lợi cho việc tận dụng vi khí hậu tốt đối với các buồng bệnh.
2.1.2. Loại kiến trúc
- Theo hệ thống phân tán: bệnh viện chia thành nhiều nhà nhỏ, cách rời nhau, cách xây dựng này có lợi là đảm bảo vệ sinh, hạn chế lây lan nhưng về mặt kinh tế thì lãng phí đất đai, làm tăng sự chi tiêu tốn kém vềđiện, nước, làm trở ngại cho sựđi lại.
- Theo hệ thống tập trung: cả bệnh viện tập trung vào một hay vài nhà nhiều tầng, cách xây dựng này tạo điều kiện đi lại dễ đàng, vận chuyển bệnh nhân tốt, nhưng có bất lợi về mặt phòng bệnh vì rất dễ mất vệ sinh.
- Theo hệ thống từng khu: kết hợp hai lối kiến trúc trên, nhưng chỉ cao 3 - 4 tầng, vừa hợp vệ sinh, vừa tránh lãng phí tiền và thời gian.
2.1.3. Buồng bệnh nhân: Có thể bố trí theo ba cách: - Chiếu sáng cả hai bên.
- Chiếu sáng một bên không trực tiếp các buồng bạnh với các buồng phục vụ kế cận. - Chiếu sáng một bên với hành lang bên cạnh (còn là nơi phân phát thức ăn hàng ngày). Bằng cách nào thì nhân viên y tế cũng không được đi xa quá 15m trong mỗi đơn nguyên
điều trị.
Hành lang, cầu thang phải rộng rãi để có thể chuyên chở giường bệnh nhân qua được. Hành lang phải rộng 2,20m (nếu ở bên ngoài) và rộng từ 2,30 – 2,50m (nếu ở bên trong).
Trong những buồng và những buồng riêng biệt mỗi giương phải đủ 10 - 11 m.
- Buồng phải được lau chùi tốt và bảo đảm không có tiếng vang. Những góc chân tường, chỗ tiếp giáp tường với trần và sàn nhà phải lồi, tránh trang trí những gờ nổi. Cửa mở không được gây ra tiếng động và không nên có bậc thềm vì còn phải đưa bệnh nhân ra vào bằng xe kéo.
2.1.4. Chống tiếng ồn
Đó là một điều rất quan trọng vì phần lớn bệnh nhân cần được yên tĩnh đểđiều trị.
2.1.5. Chống cháy
Đây là một vấn đề cũng rất quan trọng, hạn chế sử dụng gỗ dễ cháy và những nguyên liệu có thể cháy được dễ dàng.
2.1.6. Chiếu sáng và thông gió
Chiếu sáng và thông gió có một ảnh hưởng tâm lý đáng kể đối với bệnh nhân, ánh sáng cũng cần cụ thể như sau:
- Buồng mổ:
+ Chiếu sáng chung: 150 lux + Bàn mổ: 1.500 lux
- Buồng khám: 80 lux - Phòng thí nghiệm: 150 lux - Buồng bệnh: 30 lux
- Buồng bệnh (chiếu sáng ban đêm): 10 lux
Chiếu sáng tại chỗđể khám một bệnh nhân trong phòng: 60 lux - Chỗ vào buồng chờđợi: 40 lux
- Hành lang: 20 lux
Nhìn chung nên sử dụng ánh sáng phân tán và không chói.
2.1.7. Sưởi ấm
Nhiệt độ trong phòng cụ thể như sau: 180C - 200C cho buồng bệnh.
220C cho buồng trẻ sơ sinh. 220C - 250C cho phòng mổ.
Phải có một hệ thống sưởi ấm riêng cho buồng mổ, buồng đẻ, buồng trẻ sơ sinh. Người ta thường dùng hơi nước trong hệ thống nồi hơi, sấy quần áo, sát khuẩn, bếp vào công việc này.
Rất quan trọng ở những buồng sơ sinh, buồng mổ lớn, buồng phẫu thuật lồng ngực.