Tác động của môi trường tới sự phát triển của trẻ

Một phần của tài liệu CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE (Trang 83 - 86)

huyết tương hay bạch huyết và môi trường bên trong hoặc ngoài cũng rất da dạng. Mỗi một sự thay đổi của môi trường bên trong hoặc bên ngoài đều có tác động nhất định đến sức khỏe.

Trẻ em cần phải được chăm sóc, vì tính dễ bị tổn hại và sự phụ thuộc của các em.

"Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai". Nếu như lứa tuổi này bị huỷ hoại vì điều kiện sống quá khắc nghiệt hoặc vì sự nuôi dạy không được đầy đủ thì tạo ra một con người cho tương lai cũng sẽ bị phó mặc cho may rủi. Xã hội nào mà bỏ mặc trẻ em của mình thì xã hội đó sẽ không có ngày mai.

Tình trạng sức khỏe của trẻ em trên thế giới trong nhiều thập kỷ tới phải được quyết định bởi thế hệ cha mẹ các em ngày hôm nay. Họ cùng nhau chia xẻ trách nhiệm trong công tác phát triển kinh tế, xã hội và những biện pháp tác động tới trẻ em và gia đình của chúng.

Trước hết trẻ em lớn lên trong môi trường gia đình và các em sẽ nhận được những kết quả tốt đẹp nhất khi mà những nhu cầu sinh học và vật lý học dược cung cấp một cách đầy đủ ở trong môi trường gia đình. Thành phần gia đình và lối sống gia đình cũng khác nhau tuỳ theo từng nhóm xã hội. Khi xảy ra những khủng hoảng gia đình thì trẻ em sẽ là một đối tượng bị nguy cơ lớn nhất, do đó các em cần phải được chăm sóc để giảm nhẹ những tác động đó.

Phải có sự chăm sóc về y tế cho các em, tuy nhiên những can thiệp này sẽ trở nên vô ích nếu như không có đường lối chính trị và các cơ sở hạ tầng của xã hội và cộng đồng đểđảm bảo rằng: nhóm người này sẽ được dành cho những ưu tiên thào tỷ lệ nhu cầu của họ trong một quần thể dân chúng.

- Môi trường xã hội rộng lớn thông qua các stress của mình mà có thể gây ra những lo âu, chán nản ở nhiều người làm cha mẹ và bằng cách đó đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự trưởng thành của trẻ.

- Các dịch vụ xã hội để bảo vệ trẻ em thoát khỏi các ảnh hưởng của những stress như ốm đau, thất nghiệp, sự tổn thất hoặc tan vỡ của gia đình.

Tr em và các nhu cu cho quá trình phát trin

Theo G. Morris (1970) thì một trong những quá trình sinh học kỳ lạ nhất của trẻ em là quá trình sinh trưởng. Trẻ không thể sinh trưởng một cách hợp lý trong thời kỳ bịốm đau là bị một tác động của một yếu tố môi trường nào đó; sáng khi bình phục trở lại thì trẻ có thể có sự sinh trưởng “bù”. Mạt khác, nếu những dịp "mất sinh trưởng" xảy ra một cách thường xuyên hoặc trong một thời gian dài, hoặc là những điều kiện môi trường không tốt, thì sự “lớn lên” sẽ không xảy ra và những gì mất đi sẽ không bao giờ lấy lại được nữa. Hiện tượng này xảy ra khác nhau tuỳ theo các tầng lớp nhân dân sống ở trong xã hội, nó được thể hiện ở một số biểu hiện như: nghề nghiệp của cha mẹ và sự thu nhập các dịch vụ sẵn có. Như vậy các tầng lớp xã hội mang nhiều đặc trưng chịu ảnh hưởng của xã hội và các hành vi sức khỏe cũng như những vấn đề khác tồn tại ở bậc thang cuối cùng của xã hội, đặc biệt là ở những vùng nghèo khổ nhất phải chịu dựng cuộc sống thiếu thốn trong một môi trường độc hại.

Do đó chất lượng cuộc sống ở trong mỗi gia đình rõ ràng là có sự liên quan mật thiết đến quá trình phát triển của các em, nếu như những đặc trưng đó bị rối loạn ví dụ như sự rối loạn

cảm xúc ở người mẹ hoặc người cha hoặc giả như cha mẹ các em mắc phải những bệnh về tâm thần hay thể chất cũng như sự thiếu hụt những chất trong cuộc sống cộng đồng, nếu có thêm sự phối hợp với những khó khăn trong đời sống như thất nghiệp: nhà ở thiếu thơn, chật chội, nghiện hút... thì nguy trên lại càng tăng. Hiện tượng này thường xảy ra ở những khu lao động nghèo ở thành phố hoặc ở những vùng nông thôn nghèo.

Nhịp độ phát triển ở giai đoạn đầu thường nhanh, sau đó là giai đoạn phát triển chậm và khi đứa trẻ lên 5 tuổi thì bắt đầu giảm xuống. Sau đó lại chuyển sang giai đoạn tăng hết mức ở thời kỳ tuổi thiếu niên.

- Yếu tố di truyền cũng có ý nghĩa trong sự quyết định xu hướng phát triển và xu hướng này cần phải được duy trì và thúc đẩy thông qua năng lượng lấy từ môi trường. Vì thế mà trong những giới hạn bình thường mỗi cá thể có một quỹ đạo phát triển riêng của mình. Nếu như có sự chệch hướng, chính là do sự tác động bất lợi của môi trường đã khởi động các cơ thể để "bắt kịp". Khả năng bắt kịp tiềm tàng cho phép mỗi cá thể đạt được một đường cong phát triển như ban đầu trong những trường hợp bình thường.

Môi trường văn hóa và xã hi vi s phát trin tr em

- J.Colley và D.D. Reid, A.R.Desai, S.D. Phillai (1972) còn nêu lên vấn đề môi trường văn hóa và xã hội cũng có những ảnh hưởng tới quá trình phát triển thể lực và sự giáo dục.

Có nhiều yếu tốđã được xác định như là một chỉ thị của môi trường kinh tế, xã hội trong đó có những yếu tố có quan hệ chặt chẽ với quá trình phát triển của trẻ em.

- Nhà cửa, sự tăng nhanh dân số, tỷ lệ giữa người giàu, người nghèo, mức thu nhập hoặc số ruộng đất để canh tác đều có một mối quan hệ hữu cơ với sự phát triển thể lực của trẻ em. Người ta cũng nhận thấy rằng chất lượng của việc chăm sóc một đứa trẻ phải được đánh giá qua trình độ học vấn của cha mẹ, nhất là mẹ. Trong những gia đình có cả cha và mẹ hoặc gia đình có ít người, có khoảng cách giữa các lần sinh dẻ ít nhất là 24 tháng đều có mối liên quan chặt chẽ với sự phát triển đầy đủ của đứa trẻ. Nếu như một đứa trẻ có cân nặng thấp khi sinh, người mẹ đẻ nhiều con, nhà chật chội, cha mẹ không đủ khả năng nuôi dưỡng, đứa trẻ bị ỉa chảy nhiều lần, không được sự chăm sóc đầy đủ của y tế, và thức ăn lại thiếu chất, vv... đều là những yếu tố góp phần tác động lên sự phát triển của trẻ. Nếu như những yếu tố trên càng nhiều ở một đứa trẻ thì trẻđó có xu hướng bé nhỏđi.

- Ngoài ra nếu như tình trạng thiếu thốn về nhà cửa, đông người, tình trạng vệ sinh kém, thu nhập gia đình thấp, mối quan hệ trong gia đình bịđổ vỡ sẽ dẫn tới thiếu sựủng hộ về đạo đức, xã hội, văn hóa. Kết hợp với hoàn cảnh của người mẹ phải lao động quá vất vả, không còn thời gian chăm sóc con cái cũng dẫn tới sự giảm sút về phát triển thể lực ở trẻ em.

- Mối liên quan về sự trưởng thành: về tri thức và tâm lý xã hội ở trẻ em: Trẻ em cùng ở với cha mẹ và gia đình sẽ được trưởng thành đần trong quá trình giáo dục của gia đình và xã hội về các lĩnh vực văn hóa, xã hội, dù ở bất kỳ một chếđộ xã hội nào. Sự hiểu biết này là kết quả của một quá trình trưởng thành phức tạp và lâu dài

Công cụ: câu hỏi trắc nghiệm

Hướng dẫn tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh / chị hãy tự lượng giá bằng trả lời các câu hỏi sau:

Một phần của tài liệu CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)