Nguyên nhân, tác nhân gây ô nhiễm đất

Một phần của tài liệu CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE (Trang 38 - 41)

Ô nhiễm đất là do những tập quán mất vệ sinh do những hoạt động trong sản xuất công, nông nghiệp với những phương thức canh tác khác nhau hoặc do các chất thải bỏ không hợp lý của các chất cặn bã đặc và lỏng, ngoài ra còn do các chất gây ô nhiễm không khí lắng xuống.

2.2. Nguyên nhân gây ô nhim đất

- Do phát triển nông nghiệp

+ Do chăn nuôi gia súc: súc vật thả rông, phân không được ủ kín, để phóng uế bừa bãi ra ngoài môi trường đất.

+ Người dân sử dụng phân tươi để bón rau, bón lúa. + Sử dụng HCBVTV

- Do phát triển công nghiệp:

+ Chất thải bỏ của các nhà máy: rác thải, phế liệu thừa. + Ô nhiễm nhiệt từ các lò hơi, nước nóng.

+ Ô nhiễm đất bởi chất thải bỏ trong sản xuất. Đất bị nhiễm bẩn bởi chất thải bỏ trong sản xuất công nghiệp, chủ yếu là các ngành cơ khí luyện kim, công nghiệp hóa chất dưới hình thức bụi, hơi khí độc, chất thải rắn, vv..

Các chất thải rơi xuống đất ở những khoảng cách xa, gần khác nhau đối với nơi sản xuất. Chất thải công nghiệp có trong đất có thể làm thay đổi thành phần hóa học, pa, độ thấm hút của đất, ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ vi sinh vật và hiện tượng tự làm sạch của đất.

- Do chất thải bỏ trong sinh hoạt: chất thải sinh hoạt trong phạm vi gia đình trong khu dân cưđô thị, thường tồn tại dưới các dạng sau:

+ Chất thải lỏng bao gồm nước phân, nước tiểu, nước chế biến thức ăn, nước tắm rửa: giặt giũ, nước cống rãnh ở thành phố.

+ Chất thải đặc gồm phân người và gia súc, rác trong nhà, rác đường phố, cơ quan, chợ,... Các loại chất thải này với một khối lượng khá lớn gây ô nhiễm môi trường đất, đặc biệt là các vùng tiếp giáp thành thị và nông thôn.

2.3. Tác nhân gây ô nhim đất

2.3.1. Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học

Các chất thải bỏ của người và vật nuôi làm ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh vào đất và gây bệnh ở người được chia làm ba nhóm sau:

a. Nhóm truyền bệnh người – đất - người

Nhóm vi sinh vật đường tiêu hóa từ người bệnh, người lành mang trùng, người khỏi mang mầm bệnh được thải ra đất rồi lại xâm nhập trở lại người gồm:

- Salmonella paratyphy A, B. - Shigell shiga, Flexneri... - Vibrio cholerac, Vibrio eltor... - Amip, trứng giun.

- Trực khuẩn thương hàn (Salmonella paratyphy A, B).

Đất là môi trường không thuận lợi cho các loại vi sinh vật này phát triển. Trực khuẩn lỵ (Shigella shiga, Shigella frexnery...)

Người bị bệnh thường do ăn phải rau, quả có dính đất bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc với phân tươi.

- Phẩy khuẩn tả: (Vibriocholerae... Vibrio eltor...)

Phẩy khuẩn tả tồn tại trong môi trường đất không quá một tháng, khả năng tồn tại của nó phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như nhiệt độ không khí, bức xạ, vận tốc gió...

Nếu đất bị nhiễm bẩn bởi phân tươi, và các chất hữu cơ khác thì sẽ kéo dài thời gian tồn tại từ 5 đến 7 tháng, ngoài ra còn phụ thuộc vào thành phần cơ học của đất, các vi sinh vật đối kháng và một số nhân tố sinh học khác nữa.

- Bệnh lị amip Entamoeba dysenteriae. Chúng có thể tồn tại trong đất, nhất là vùng đất bị nhiễm bẩn bởi phân tươi của người.

Ký sinh trùng (giun đũa Ascaride, giun xoắn Trichinelli spiralis, giun móc Necator - Amencanus)

b. Nhóm truyền bệnh vật nuôi - đất - người

- Bệnh xoắn khuẩn vàng da (Leptospirose).

Leptospira có khắp mọi nơi trên thế giới chúng gây bệnh cho vật nuôi và một số loại gặm nhấm trong rừng, các loại dê, cừu, ngựa cũng bị nhiễm khuẩn.

Nó thường gây bệnh cho công nhân lao động lâm nghiệp, người làm nương rẫy, bộ đội biên phòng, công nhân vệ sinh...

- Bệnh trực khuẩn than: chúng gây bệnh cho vật nuôi khi ra môi trường bên ngoài, khả năng chống chịu rất cao, chúng có thể tồn tại nhiều năm trong đất và các tổ chức của động vật như: da, lông ngựa, lông cừu.

- Bệnh sốt: bệnh được gây ra bởi Rickettsia coxiella Buraelti, chúng tồn tại trong đất và trong bụi một thời gian dài nhờ sức đề kháng với điều kiện khô hanh, chúng sống nhờ trên họ nhà ve cánh cứng Ixodidae. Ở Việt Nam gặp ở hầu hết các tỉnh miền núi và trung du nước ta, chúng sống trên các loài thú trong rừng loài ve này nó cũng bám vào người và gây bệnh cho người, bệnh này đã xuất hiện ở nhiều nơi trên miền Bắc nước ta.

- Bệnh viêm da do giun: thường gặp ở một số nơi có mèo, chó bị nhiễm giun Akylostoma brazihenne, do ấu trùng giun móc xâm nhập qua da và gây viêm da ở những mức độ khác nhau, do đi chân đất mà ấu trùng giun chui qua da vào máu và cư trú cuối cùng ở ruột.

- Một số bệnh khác như Toxocare, nhiễm trùng do Clostridium perfringens, viêm màng não.

c. Nhóm truyền bệnh đất - người

- Các bệnh nấm: gây bệnh chủ yếu cho những người đi chân đất, không có phòng hộ lao động như: giầy, dép, mũ, áo, quần, khẩu trang. Bệnh nấm còn gây bệnh cho công nhân lao

động, nông nghiệp, lâm nghiệp, công nhân hầm lò, bộđội vv...

- Bệnh uốn ván Clostridium tetani. Có thể nói rằng vi khuẩn uốn ván gặp khá nhiều trong đất canh tác, một số trường hợp ở chỗ đất bỏ hoang. Càng lên vùng núi cao càng ít gặp bệnh này, chúng phân bố không đồng đều trong các loại đất khác nhau, chúng sống trong phân và tồn tại trong đất vài năm trong lớp đất mùn. Độc tố của nó bị phân hủy bởi các vi khuẩn kỵ khí trong đất.

- Các siêu vi khuẩn truyền bệnh có trong đất:

Trong những năm gần đầy người ta có thể phát hiện các siêu vi khuẩn có trong đất, người ta tìm thấy virus bại liệt ECHO, virus gây viêm màng não và sốt phát ban. Tuỳ theo điều kiện ở môi trường trong đất, khả năng tồn tại của chúng trong đất từ 25 - 170 ngày, chúng phát triển mạnh ở nhiệt độ 3- 100C .

2.3.2. Ô nhiễm đất do tác nhân hóa học

- Arsen: nồng độ arsen ở xung quanh nhà máy cao gấp 4 - 5 lần so với điểm cách xa nhà máy 500 m, gấp 6 lần so với điểm cách xa 2500 m.

- Fluor: hàm lượng fluor xung quanh các nhà máy sản xuất công nghiệp tăng cao. Khu vực xung quanh cao gấp 10 lần so với nơi làm chứng, nếu khoảng cách xa 2 - 4 km tăng cao từ 2 - 4 lần.

- Chì: một số nhà máy có sử dụng đến chì, hàm lượng chì được phát tán ra môi trường đất ở xung quanh nhà máy.

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

2.2.3. Ô nhiễm đất do tác nhân lý học

Chất phóng xạ xuất phát từ những vụ nổ bom nguyên tử, hoặc những chất phế thải phóng xạ ở thể lỏng hay thểđặc được thải ra từ các trung tâm công nghiệp hay nghiên cứu khoa học chúng có thể lắng xuống mặt đất và tích tụởđó, gây nguy hại cho động vật ăn thực vật.

Một phần của tài liệu CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)