2.1. Đo kích thước bảng, bàn ghế. chiều dài của sổ, của ra vào bằng thước met rồi đánh giá,
so sánh với tiêu chuẩn cho phép
2.2. Đo hệ số ánh sáng
- Bằng máy Luxmetre: cấu tạo của máy gồm hai phần là tế bào quang điện và một điện kế nhạy.
Tế bào quang điện gồm trên một lớp thép có một lớp selen
Bảng số do trên điện thếđược chia làm 3 thang khác nhau, mỗi thang ứng với một mức độ sáng, có vạch 50 lux, 250 lux, 1250 lux.
- Cách đo:
+ Nguyên tắc do:
Vị trí đo: đo nhiều vị trí, thông thường ở khu vực bàn học sinh đo 5 vị trí: 4 góc và một điểm ở giữa, ngoài ra đo ở bàn giáo viên và ở trên bảng.
Thời điểm đo: đo ởđầu, giữa, cuối buổi học, đo sáng: chiều, mùa đông, mùa hè. Khi đo phải mở rộng hết các cửa, bật các đèn
Tránh bóng che ngẫu nhiên - Cách đo:
Đặt tế bào quang điện trên một mật phẳng (đặt trực tiếp trên bàn), bật công tắc chờ kim điện kếổn định đọc kết quả trên vạch tương ứng.
Diện tích cửa thực dụng / Diện tích nền nhà
+ Cửa thực dụng là cửa nhìn thấy mảng trời xanh, không bị cản trở bởi các nguồn che chắn.
+ Tuỳ theo loại cửa sổ có chấn song gỗ hay sắt mà có cách xác định khác nhau Bên không hiên:
Không có chấn song = S cửa
Có chấn song = S cửa - S chấn song Cửa sắt: S cửa sắt = 10 % S cửa đó Cửa gỗ: S cửa gỗ = 20 % S cửa đó
Bên có hiên: Tính tương tự như bên có hiên nhưng S cửa thực dụng = 80% bên không hiên. Diện tích cửa thực dụng = S cửa bên không hiên + S cửa bên có hiên
Diện tích nền nhà: Chiều dài của nền nhà x Chiều rộng của nền nhà