4.1. Chống nóng
- Hướng nhà:
+ Yêu cầu là tránh được sức nóng, hưởng được gió mát về mùa hè, tránh được gió lạnh về mùa đông.
+ Các cửa sổ phải được mở rộng để thông hơi, thoáng gió, hướng gió mát, che nắng, che ánh sáng mặt trời khỏi bị chói vào những giờ oi bức.
+ Hướng nhà tốt nhất là hướng Đông Nam, sau là hướng Nam, hướng Tây Nam nên tránh ở những vùng gió Lào, hướng Bắc là xấu nhưng vẫn có thể sử dụng được vì mùa hè hướng này nhận ít bức xạ, mùa đông có thể che kín được.
- Tường nhà nên sáng màu, hấp thụ nhiệt ít. - Mái nhà lợp bằng chất có dự trữ nhiệt cao.
- Sàn nhà: nên nâng cao lên vì có tác dụng làm giảm tia mặt trời phản chiếu. - Tạo ra những bóng mát bàng cách trồng cây xanh gần nhà, hoặc treo mành.
- Làm cửa sổ rộng, bờ trên cách trần nhà 0,8 m để không khí không tụđược trong nhà.
4.2. Chống ẩm
Sự ẩm ướt trong nhà là do: ẩm ướt nguyên thủy hay do xây dựng do vậy nên mở thoáng cho khô ráo rồi mới đến ở.
Nếu ẩm ướt do mao dẫn ta cần khắc phục bằng cách làm khô đất và dùng các vật liệu ít thấm nước.
Ẩm ướt do ngưng kết là kết quả của sự tiếp xúc giữa không khí nóng ẩm với một thành nhà lạnh tạo ra hiện tượng ngưng kết hơi nước, đây là độ ẩm nguy hiểm nhất của mọi độ ẩm mà người ta chống lại khó khăn nhất. Chính là độ ẩm bão hòa và làm ẩm ướt trần và tường nhà. Biện pháp là sưởi ấm, phơi nắng và trước tiên là làm thoáng khí.
Độẩm xâm nhiễm sinh ra do tình trạng hư hỏng của trần nhà. tường nhà kẽ nứt tường nhà. Biện pháp là tu sửa lại nhà.
Muốn chống ẩm cho nhà phải có biện pháp thông gió tích cực. làm mái che hợp lý, có hiên che, đặc biệt phải cách thủy tốt, thông gió ngay trong điều kiện độẩm của không khí cao.
4.3. Biện pháp làm thoáng khí
Cần phải làm thoáng khí trong nhà ở vì không khí nhà ở bị ô nhiễm bởi:
- Do chính người ở trong nhà: hít thở nhiều oxy và thải ra CO2, hơi nước. Người lớn tiêu thụ 24 lít oxy và đào thải ra 22,6 lít CO2, có nghĩa là trong một giờ nâng lên 8 - 10 % lượng CO2 trong không khí của một phòng có V = 45 m3 và sự hơi nước thải vào không khí 20 - 22 g/giờ.
- Do da người đào thải lượng nước gấp 2 - 3 lần ở trên, sinh lý nhiều mồ hôi - Do hoạt động của đường tiêu hóa sinh ra H2S, indol, CO2.
- Do bụi nhà cửa đặc biệt là bụi mang vi khuẩn do chuyển động không khí trong nhà. - Biện pháp:
+ Làm thoáng khí gián đoạn: mở cửa ra vào, cửa sổ, không khí bên ngoài và bên trong biểu hiện suốt năm với một khoảng cách nhiệt độ dáng kể. Do tỷ trọng của chúng khác nhau nên có những luồng không khí được thiết lập duy trì sự cân bằng. Bằng cách thông gió này có lúc làm đổi mới không khí trong vài phút. Cách làm này rất cần ở khu nhà tập thể.
+ Thông hơi liên tục: Nhờ vào những khe cửa ra vào và khe cửa sổ, nhờ vào ống dẫn hơi, khói, thông hơi nhân tạo: máy điều hòa, quạt gió.
+ Bố trí kiến trúc trong nhà cho hợp lý để cho không khí nóng tựđộng ra ngoài ở phía trên giáp trần nhà và không khí mới vào trong nhà ở phía dưới.
- Tốc độ không khí vượt qua lỗ hở vào trong nhà không vượt qua 0,5 m/s.
Như vậy cần cải thiện chất lượng không khí trong nhà (IAQ) bằng việc tăng cường giáo dục và thông tin.
4.4. Cung cấp đấy đủ ánh sáng trong nhả
Nhà ở thiếu ánh sáng ảnh hưởng đến thị giác, làm cho năng suất công việc giảm. Để khắc phục tình trạng thiếu ánh sáng cho nhà ở cần phải biết sử dụng triệt để ánh sáng thiên nhiên, đồng thời phải có ánh sáng nhân tạo bằng mọi cách thay thế hoặc bổ sung cho đủ.
4.5. Phòng chống tiếng ồn
Tiếng ồn là tập hợp của nhiều âm thanh (tạp âm) có tần số, biên độ chu kỳ khác nhau. Biện pháp làm giảm tiếng ồn:
- Tường giữa các phòng phải dày bằng hai viên gạch