Phân biệt đúng sai cho các câu từ 14 đến 20 bằng cách đánh dấ uX vào cộ tA cho câu đúng và cột B cho câu sa

Một phần của tài liệu CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE (Trang 87 - 90)

đúng và cột B cho câu sai

Câu hỏi A B

14 Đơn vịđo ánh sáng nhân tạo là lux

16 Cửa chớp để ngăn bụi và chống tiếng ồn 17 Bờ trên của cửa sổ phải cách tràn 0,5 m

18 Tường của lớp học phải được quét vôi màu tối để tăng độ chiếu sáng 19 Diện tích đất trồng cây xanh trong trường học phải bằng 40% diện tích đất

cho xây dựng

20 Bờ dưới của bảng phải cách nền 1 m

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học 1. Phương pháp học

Sinh viên nghiên cứu trình tự các phần trong bài học. Khi nghiên cứu phần yêu cầu vệ sinh của lớp học cần tham khảo thêm cuốn sách "Sổ tay học đường", tr 10 - 18.

Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Bài giảng Vệ sinh - Môi trường -Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi trường - Trường Đại học Y Hà Nội để hiểu rõ thêm phần các bệnh liên quan đến trường học

- Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày những chỗ chưa hiểu với giáo viên đểđược giải đáp.

Sinh viên quan sát tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học như đại điểm xây dựng trường học, lớp học, cách bố trí các khu nhà trong trường học, điều kiện học tập bàn, ghế, phấn bảng.... xem có phù hợp với thực tiễn hay không?

Phỏng vấn các trường hợp cong vẹo cột sống, cận thị học đường để tìm ra các yếu tố nguy cơ.

2. Vận dụng thực tế

Cần nắm vững các kiến thức về các nguyên nhân gây ra các bệnh học đường để tuyên truyền cho học sinh trong độ tuổi đi học, các bậc phụ huynh biết cách phòng chống các bệnh học đường như trong trường học bàn ghế phải hợp quy cách, có góc học tập ở nhà, ánh sáng phải dạt tiêu chuẩn....

3. Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục.

2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học.

4. Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học.

5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

học Y Việt nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ. Trường Đại học y khoa Hà Nội.

7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

8. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

XÉT NGHIỆM VI SINH VẬT TRONG MÔI THƯỜNG KHÔNG KHÍ MỤC TIÊU MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:

1. Trình bày được các kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật trong môi trường không khí và một số các chỉ số lí hoá.

2. Tiến hành được các phương pháp xét nghiệm vi sinh vật trong môi trường không khí và nhận định kết quả.

1. Mở đầu

- Trong không khí, ngoài bụi ra còn có các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm mốc. Các thành phần có liên quan mật thiết với nhau, bụi càng nhiều thì số lượng vi sinh vật càng cao.

- Điều kiện hoàn cảnh và thời tiết cũng có ảnh hưởng đến tình hình và số lượng vi sinh vật. + Mùa khô trong không khí có nhiều vi sinh vật hơn mùa ẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trong không khí có nhiều vi sinh vật hơn ở ngoại ô nông thôn.

- Trong không khí ngoài những tạp khuẩn còn có các loại cầu khuẩn gây bệnh, trực khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu. Ở những nơi như bệnh viện trong không khí dễ có các vi khuẩn gây bệnh, không khí ở trong kho tàng có nhiều nấm mốc.

- Mỗi loại vi khuẩn tìm được trong không khí là một chỉđiểm cho ta biết nguồn gốc nhiễm khuẩn.

+ Nếu tìm thấy Clostridium, chứng tỏ không khí bị nhiễm khuẩn do bụi đất.

+ Nếu tìm thấy E. coli, Clostridium perfringens tức là trong không khí bị nhiễm phân bốc lên thành bụi.

Một phần của tài liệu CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE (Trang 87 - 90)