sự quản lý và có thể cộng đồng không phát triển cấu trúc tổ chức cần thiết để quản lý rừng có hiệu quả.
Chính vì thế nên việc phát triển một khung chính sách về chia sẻ lợi ích phù hợp với từng loại rừng khác nhau để đảm bảo rằng cộng đồng có thể hưởng lợi sớm nhất từ rừng và phát triển được một cấu trúc tổ chức cần thiết để bảo vệ rừng là rất quan trọng. Ví dụ như đối với rừng nghèo, cộng đồng nên được cho phép sử dụng đất rừng cho sản xuất nông nghiệp hoặc được hỗ trợ để phát triển các loại lâm sản ngoài gỗ cho việc sử dụng trước mắt. Chính sách khai thác cũng nên cho phép khai tác chọn cho mục đích thương mại. Ở những nơi có rừng chất lượng tốt, hỗ trợ của nhà nước nên tập trung vào phát triển cấu trúc tổ chức quản lý rừng địa phương và có những chế tài để giám sát, nhờ thế cộng đồng có thể ngăn chặn việc khai thác rừng không có sự kiểm soát bời những người trong và ngoài cộng đồng.
▪ Loại rừng: Trong quá trình thảo luận với cộng đồng, đã xuất hiện một điều rằng rừng sản xuất được người dân thích nhận hơn là rừng phòng hộ vì nhà nước có ít quy định đối với rừng sản xuất hơn rừng phòng hộ. Cộng đồng sẽ đồng ý nhận rừng phòng hộ để bảo vệ chỉ khi nó được giao cùng với một diện tích lớn rừng sản xuất.
Cộng đồng thích rừng tự nhiên hỗn loài (gỗ và phi gỗ) hơn là rừng với 1 hoặc 2 loài ưu thế. Vì có nhiều cách sử dụng rừng khác nhau có liên hệ với loại rừng trước đây. Tuy nhiên, loại rừng sau cũng có thể giao cho cộng đồng trong trường hợp có được sự hỗ trợ để làm giàu rừng. Rừng hỗn loài và có trữ lượng cũng nên được giao cho cộng đồng để tránh vấn đề không công bằng khi giao rừng cho hộ gia dình và nhóm hộ.
▪ Vị trí rừng: Có sự khác nhau, thậm chí xung đột quan điểm về vị trí rừng và việc giao chúng cho cộng đồng. Rừng gần cộng đồng thì dễ cho cộng đồng đi tuần tra nhưng lại dễ bị khai thác trái phép. Trong khi những khu rừng được giao ở xa khu dân cư là rất khó khăn cho việc tuần tra nhưng ít bị phá hủy. Tuy nhiên nhìn chung người dân có thể không thích được giao những khu rừng ở xa và khó tiếp cận.
Các khu rừng không liên tục không nên giao cho cộng động. Hay nói cách khác, rừng giao cho cộng đồng nên là một mảnh liên tục và không bị ngắt quãng bởi khu dân cư hay các vùng canh tác. Những khu rừng không liên tục nên giao cho nhóm hộ hay hộ gia đình cá nhân.
▪ Diện tích rừng: Diện tích thường ít quan trọng hơn các nhân tố khác. Diện tích rừng giao cho cộng đồng là rất linh hoạt, phụ thuộc rất nhiều vào diện tích rừng sẵn có ở địa phương. Tuy nhiên diện tích rừng sẵn có bị hạn chế sẽ ảnh hưởng đến việc giao thêm rừng cho từng cộng đồng. Thêm vào đó diện tích rừng được quản lý bởi mỗi cộng đồng không nên quá rộng vì nó có thể vượt quá khả năng của họ để quản lý rừng có hiệu quả và có thể tạo nên sự không công bằng cho các cộng đồng xung quanh.
Các điều kiện của cộng đồng để giao rừng
Sự thống nhất trong cộng đồng: Điều kiện quan trọng nhất cho quản lý rừng cộng đồng là cộng đồng phải có sự thống nhất cao độ. Có nghĩa là cộng đồng đã phát triển và thực hiện một hệ thống các thể chế phi chính thức cho những quan tâm chung và qua lại lẫn nhau của các thành viên cộng đồng. Đối với những cộng đồng như thế, các thành viên tuan thủ theo các quyết định tập thể và tôn trọng truyền thống của họ. Họ cũng có truyền thống lâu đời và hài hòa với môi trường xung quanh mình và phát triển những thể chế cần thiết để quản lý rừng. Nhiều cộng đồng đã thành công trong việc quản lý nguồn tài nguyên công này trong nhiều thế hệ trước khi việc quốc hữu hóa rừng diễn ra. Đây chính là điều được mong đợi để những cộng đồng này có thể thực hiện truyền thống quản lý riừng khi họ có cơ hội nhận rừng từ nhà nước. Tuy nhiên thực tiễn của những cộng đồng như thế đang bị xói mòn bởi nhiều nhân tố, bao gồm cả sự nhập cư và phát triển kinh tế. Người dân làng Phò Trạch, xã Phong Bình, huyện Phong Điền nói rằng việc quản lý rừng của họ trong những năm gần đây đôi khi kém hiệu quả, một phần là do sự suy giảm về tính thống nhất trong cộng đồng. Vì thế để quản lý rừng cộng động có hiệu quả, ngay cả đối với những làng có truyền thống quản lý rừng tốt, rất cần thiết không chỉ nhìn lại quá khứ và bối cảnh hiện tại trong cộng đồng mà còn phải chú ý đến việc giám sát các tác động có thể ảnh hưởng đến truyền thống địa phương.
Kỹ năng tổ chức: Kỹ năng tổ chức (lãnh đạo) của cộng đồng là nhân tố rất quan trọng cho việc tự tổ chức quản lý rừng. Để cho quản lý rừng cộng đồng có thể thực hiện tốt, cộng đồng phải có ít nhất một thành viên trong nhóm lãnh đạo có khả năng tổ chức mọi người cho những công việc khác nhau. Bao gồm:
- Tuần tra rừng: Tổ chức các thành viên trong cộng đồng thành những nhóm nhỏ và xây dựng thời gian biểu cho tuần tra của các nhóm.
- Xử phạt các trường hợp vi phạm: đạt được sự đồng thuận trong cộng đồng vè loại hình phạt nào áp dụng cho mỗi trường hợp vi phạm, đặc biệt là các vụ nghiêm trọng. - Giải quyết xung đột: Tổ chức họp các bên liên quan và đạt được sự đồng thuận về
giải pháp cho các xung đột.
- Chia sẻ lợi ích: Tổ chức các thành viên cộng đồng để chia sẻ lợi ích từ rừng theo một cách công bằng và vì mục đích chung của cả cộng đồng.
Mối liên hệ giữa cộng đồng và khu rừng được giao: Trong quá trình thảo luận với các cộng đồng, người dân địa phương cho rằng họ muốn nhận những khu rừng đã có liên quan mật thiết với đời sống của cộng đồng trong quá khứ. Họ cho rằng những khu rừng này thường gắn liến với kế sinh nhai và tâm linh của họ. . Nó có thể cung cấp thực phẩm, đất canh tác và ngay cả chỗ ở. Các thành viên cộng đồng cũng nhấn mạnh sự miễn cưỡng khi nhận những khu rừng có liên hệ với các cộng đồng khác trong quá khứ vì họ tôn trọng các quyền truyền thống của các
cộng đồng khác. Mặc dù một số thôn/cộng đồng có cả các quyền pháp lý và truyền thống, nhưng họ không thể loại trừ các thôn/cộng đồng lân cận vì họ đã có mối quan hệ từ trước với rừng được giao này.
Chia sẻ sự hiểu biết về tầm quan trọng của tài nguyên rừng: Hiểu biết được chia sẻ về tầm quan trọng của rừng giữa các thành viên trong cộng đồng là rất quan trọng để đưa đến các quyết định và hành động tập thể. Vì quản lý rừng cộng đồng có nghĩa là rừng sẽ được chia sẻ bởi một lượng lớn các nhân tố-những người có thể có những quan tâm khác nhau về rừng. Thôn Rú Hóp (làng Phò Trạch) là một ví dụ điển hình, người dân địa phương có một sự hiểu biết chung về vai trò của rừng trong việc bảo vệ nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. Họ đã tham gia tích cực vào việc bảo tồn rừng, mặc dù hưởng lợi vật chất trực tiếp chỉ là củi.
Điều kiện về dân tộc và dân số của cộng đồng: Yếu tố cuối cùng nhưng không kém quan trọng được thảo luận với cộng đồng là thành phần dân tộc và dân số của cộng đồng có liên hệ đến quản lý rừng cộng đồng. Thứ nhất đó là số hộ (tổng dân số/nhân khẩu) phải đủ lớn để cộng đồng có khả năng chăm sóc rừng. Cộng đồng với số lượng lớn hộ gia đình và nhân khẩu thì nên chia ra thành nhiều nhóm nhỏ để dễ dàng quản lý. Thứ hai là thành phần dân tộc trong thôn nên đồng nhất là tốt nhất vì nếu có nhiều nhóm dân tộc khác nhau sẽ dẫn đến sự khác nhau về luật tục và cách sử dụng rừng. Điều này có thế tạo ra sự chồng chéo về các luật lệ (luât tục( và mối quan tâm về rừng mà có thể ảnh hưởng đến sự thống nhất trong cộng đồng và việc đưa ra các quyết định và hành động tập thể.