Xác lập quyền quản lý và sử dụng rừng của cộng đồng theo khung pháp luật hiện hành

Một phần của tài liệu Quản lý rừng cộng đồng ở việt nam chính sách và thực tiễn (Trang 59 - 62)

hin hành

Nhà nước to hành lang pháp lý để hình thành quyn qun lý và s dng rng ca cng

đồng

Trải qua từng giai đoạn, theo sự phát triển về kinh tế xã hội của đất nước, vai trò và vị thế của cộng đồng dân cư đã từng bước được công nhận về mặt pháp luật. Sau năm 2003, từ khi Luật đất đai năm 2003 ra đời, với tinh thần đổi mới dân chủ, Luật này công nhận “Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phun, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất” cũng là “Người sử dụng đất” (Điều 9). Luật cũng quy định “Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng... đất làm

nghĩa trang, nghĩa địa” và “cộng đồng dân cư sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107”. Tiếp theo đó, năm 2004 Luật bảo vệ và phát triển rừng ra đời đã ghi nhận cộng đồng dân cư thôn được giao rừng, có các quyền và nghĩa vụ như các chủ rừng khác. Đây là một tiến bộ quan trọng của pháp luật Việt nam.

Tuy nhiên, cộng đồng dân cư là một chủ thể đặc biệt, không có tên trong 7 loại chủ rừng quy định tại Điều 5 của Luật Bảo vệ và PTR. Do vậy, Luật này đã dành Điều 29 và 30 quy định cụ thể về giao rừng cho cộng đồng dân cư; hay nói một cách khác là quy định xác lập quyền quản lý và sử dụng rừng của cộng đồng. Cụ thể:

Điều 29 quy định việc giao rừng cho cộng đồng dân cư. Không phải cộng đồng dân cư nào cũng được giao rừng mà chỉ những cộng đồng nào “có cùng phong tục, tập quán, truyền thống gắn bó cộng đồng với rừng về sản xuất, đời sống, văn hoá, tín ngưỡng; có khả năng quản lý rừng; có nhu cầu và đơn xin giao rừng” . Không phải khu rừng nào cũng giao cho cộng đồng mà chỉ giao những khu rừng” cộng đồng dân cư đang quản lý, sử dụng có hiệu quả”, “những khu rừng giữ nguồn nuớc phục vụ trực tiếp cho cộng đồng, phục vụ lợi ích chung khác của cộng đồng mà không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân”…

Bên cạnh pháp luật từng bước công nhận địa vị pháp lý của cộng đồng; Nhà nước ban hành các chính sách để xác lập quyền quản lý và sử dụng rừng cộng đồng. Tóm tắt nội dung chính sách đó như sau:

(1) Quyết định số 13/2003/QH11, ngày 26/11/2003 của UBTV Quốc hội về Luật Đất đai - Cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp với tư cách là người sử dụng đất.

(2) Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về Hướng dẫn thi hành Luật đất đai - Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ theo quy định của Luật Bảo vệ và PTR thì được giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng.

(3) Quyết định số 29/2004/QH11, ngày 14/12/2004 của UBTV Quốc hội về Luật Bảo vệ và PTR - Công nhận cộng đồng dân cư có quyền được giao rừng.

(4) Nghị định số 23/2006/NĐ-CP, ngày 3/3/2006 của Chính Phủ về Thi hành Luật Bảo vệ và PTR - UBND cấp huyện giao rừng sản xuất, rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng đối với cộng dodòng dân cư thôn. Diện tích giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn phải nằm trong phương án giao rừng của UBND cấp xã đã được UBND cấp huyện phê duyệt. (5) Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg, ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số

chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015 - Cộng đồng có đất được quy hoạch là rừng sản xuất được Nhà nước hỗ trợ một phần vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để trồng rừng.

(6) Thông tư số 38/2007/TT-BNN, ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá

nhân và cộng đồng dân cư thôn - Chi tiết các bước thực hiện việc giao rừng cho cộng đồng nhằm xác định quyền hợp pháp quản lý và sử dụng rừng của cộng đồng.

(7) Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng - Cộng đồng dân cư thôn quản lý và sử dụng rừng phải tuân theo những quy định của Quy chế này như đối với các cơ quan Nhà nước, tổ chức khác. (8) Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg, ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí

điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Nguyên - Rừng được giao là rừng sản xuất đối với những khu rừng thiêng, rừng nghĩa trang, rừng phòng hộ bảo vệ mỏ nwocs của buôn, làng… do UBND xã hoặc cộng đồng dân cư đang quản lý sử dụng.

Các quyn v qun lý và s dng rng ca cng đồng

Trong các chính sách của Nhà nước, quyền về quản lý và sử dụng rừng của cộng đồng được thể hiện như sau:

Quyền quản lý rừng của cộng đồng:

Luật Đất đai năm 2003 và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (năm 2004) đã xác định cộng đồng dân là một chủ thể để giao đất, giao rừng. Theo đó, cộng đồng được giao rừng có quyền: được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài. Quyền quản lý rừng của cộng đồng còn bao gồm:

▪ Cộng đồng có quyền bàn bạc tự xây dựng kế hoạch quản lý rừng;

▪ Xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng rừng tự nhiên với mục đích sử dụng tại chỗ cho nhu cầu làm nhà, đóng đồ dùng…(không vì mục đích thương mại) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

▪ Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng; chia sẻ lợi ích từ rừng cộng đồng ▪ Hình thành quỹ bảo vệ và phát triển rừng….

Quyền sử dụng rừng của cộng đồng; bao gồm:

▪ Được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào mục đích công cộng và gia dụng;

▪ Được sản xuất lâm nghiệp-nông nghiệp-ngư nghiệp kết hợp;

▪ Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích được giao;

▪ Được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn để bảo vệ và phát triển rừng và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng;

▪ Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản lý rừng cộng đồng ở việt nam chính sách và thực tiễn (Trang 59 - 62)