Một số đề xuất liên quan đến chính sách

Một phần của tài liệu Quản lý rừng cộng đồng ở việt nam chính sách và thực tiễn (Trang 78 - 79)

Về tính pháp lý của rừng cộng đồng:

o Cấp Sổ đỏ là rất cần thiết đối với rừng cộng đồng, vì vậy đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi Trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm ban hành thông tư liên bộ liên quan đến việc cấp Sổ đỏ cho các cộng đồng khi được giao rừng

Đặc điểm của rừng và cộng đồng trong quản lý rừng cộng đồng:

o Ưu tiên giao rừng cho những cộng đồng sống gần rừng, đồng nhất về dân tộc và có nguyện vọng nhận rừng.

o Giao rừng sản xuất có trạng thái rừng IIIA2 (rừng trung bình), vì nếu rừng giàu dễ bị người ngoài tác động, trong khi đó năng lực về kỹ thuật, về cách thức tổ chức, điều hành quản lý, cũng như hành lang pháp lý hỗ trợ cho cộng đồng thực hiện việc ngăn chặn người ngoài vẫn còn hạn chế thì quản lý những diện tích rừng giàu là một thách thức rất lớn đối với cộng đồng. Nhưng nếu giao những diện tích rừng nghèo thì không khuyến khích được người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng, vì ít nhất trong 10-15 năm tới cộng đồng mới có khả năng hưởng lợi từ rừng.

o Xác định ranh giới rõ ràng và bàn giao cụ thể cho cộng đồng trên thực địa (nếu cắm mốc thì càng tốt)

Hỗ trợ cộng đồng sau khi giao rừng:

o Nâng cao năng lực về quản lý rừng cho cộng đồng (chú trọng đến những quyền và nghĩa vụ khi được nhận rừng; kỹ thuật lâm sinh đơn giản, cách thức tổ chức điều hành, quản lý, bao gồm cả quản lý quỹ phát triển rừng của cộng đồng…).

o Trong tiến trình thực hiện chính sách phát triển rừng sản xuất (Quyết định 147/2007/QĐ-TTg), các địa phương cần quan tâm đến việc hỗ trợ các cộng đồng được giao rừng về kỹ thuật và tín dụng.

Những vấn đề có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính:

o Cần hoàn thiện và công nhận tính pháp lý của phương pháp điều tra rừng có sự tham gia (bao gồm cả điều tra LSNG) và phương pháp xây dựng mô hình rừng ổn định.

o Cần có chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ thể là cộng đồng.

o Quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng thôn áp dụng cho trường hợp quản lý rừng cộng đồng .

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO

Một phần của tài liệu Quản lý rừng cộng đồng ở việt nam chính sách và thực tiễn (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)