Tiến trình phát triển phương thức quản lý rừng cộng đồng và cơ chế hưởng lợ

Một phần của tài liệu Quản lý rừng cộng đồng ở việt nam chính sách và thực tiễn (Trang 44)

CNG ĐỒNG

Bảo Huy23

M đầu

Quản lý rừng cộng đồng được phát triển nhờ vào chính sách giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn bản với mục tiêu là gắn rừng với đời sống cộng đồng và mang lại lợi ích cụ thể cho cộng đồng, đồng thời thúc đẩy tiến trình quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng. Thực tế chúng ta có chính sách giao rừng nhưng lại chưa có cơ chế chính sách cho cộng đồng được sử dụng rừng bền vững, chưa xác lập quyền hưởng lợi rõ ràng cho cộng đồng.

Chính với lý do đó, từ năm 2002 cho đến nay một loạt các đề tài, dự án được nghiên cứu và tư vấn cho tiến trình quản lý rừng cộng đồng ở Tây Nguyên, trong đó chú trọng đến việc xây dựng cơ chế hưởng lợi như Đề tài trọng điểm của tỉnh Gia Lai “Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số Jrai, Bahnar, tỉnh Gia Lai” từ năm 2002 – 2005; Dự án Lâm nghiệp xã hội (SFSP) và sau đó là dự án Hỗ trợ phổ cập đào tạo nông lâm nghiệp vùng cao (ETSP) do Helvetas/SDC Thụy Sĩ tài trợ thực hiện ở huyện Dăk RLắp, tỉnh Dăk Nông từ năm 2002 – 2007; Dự án Lưu vực sông Mê Kông, sau đó là dự án Phát triển nông thôn (RDDL) do GFA/GTZ Đức tài trợ thực hiện ở các huyện Ea H’Leo, Lăk, Krông Bông tỉnh Dăk Lăk; Dự án Hỗ trợ dân làng quản lý rừng bền vững của JICA Nhật bản, thực hiện ở huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum từ năm 2007 – 2008; Chương trình thí điểm quản lý rừng cộng đồng ở 10 tỉnh.

Bài này dựa vào các kết quả nói trên ở Tây Nguyên, trình bày khái quát tiến trình thử nghiệm phát triển phương thức quản lý rừng cộng đồng và tập trung chia sẻ việc thử nghiệm cơ chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng và đưa ra các kiến nghị.

Tiến trình phát trin phương thc qun lý rng cng đồng và cơchế hưởng li chế hưởng li

Tiến trình qun lý rng cng đồng

Một tiến trình thúc đẩy hình thành mô hình quản lý rừng cộng đồng đã được phát triển và thử nghiệm ở 6 thôn buôn thuộc 4 tỉnh Tây Nguyên là Kon Tum, Gia Lai, Dak Lak, Dak Nông được khái quát ở Hình IV.1.

Một phần của tài liệu Quản lý rừng cộng đồng ở việt nam chính sách và thực tiễn (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)