Các kết quả Dự án đã đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý rừng cộng đồng ở việt nam chính sách và thực tiễn (Trang 27 - 32)

Xây dng văn bn pháp quy và hướng dn k thut qun lý rng cng đồng

Cho tới nay, dự án đã xây dựng và đề xuất ban hành 14 văn bản (gồm 3 văn bản do Bộ NN&PTNT ban hành và 11 Hướng dẫn kỹ thuật do Cục Lâm nghiệp ban hành – xem Hộp II.1). Các văn bản đã gửi đến Sở NN&PTNT, BQL dự án các tỉnh, các bên liên quan để kịp thời triển khai các hoạt động thí điểm tại các xã/cộng đồng lựa chọn. Đồng thời đã đăng tải trên các trang Web của Cục Lâm nghiệp và Văn phòng Điều phối đối tác hỗ trợ ngành lâm nghiệp (gồm cả bản tiếng Việt và tiếng Anh).

Xây dựng tài liệu đào tạo tiểu giáo viên (ToT) về quản lý rừng cộng đồng để tập huấn năm 2007; đã hoàn thiện, trình Cục Cục Lâm nghiệp duyệt ban hành (tháng 6/09).

Xây dựng, hoàn thiện xong tài liệu “Sổ tay hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng”, trình Cục Lâm nghiệp duyệt ban hành (tháng 6/09).

Hộp II.1: Các văn bản pháp quy và hướng dẫn kỹ thuật do dự án xây dựng và đề xuất

1. Quyết định số 106/2006/QĐ ngày 27/ 11/ 2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc ban hành bản hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn

2. Công văn số 2324/BNN-LN ngày 21/ 8/ 2007 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc hướng dẫn các chỉ tiêu kỹ thuật và thủ tục khai thác rừng cộng đồng

3. Công văn số 123/ BNN-LN ngày 15/ 01/ 2008 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc hướng dẫn thí điểm thành lập, quản lý và sử dụng quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng

4. Quyết định số 434/QĐ-QLR ngày 11/ 4/ 2007 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp về việc ban hành bản hướng dẫn xây dựng quy chế bảo vệ và phát triển rừng cấp xã và hướng dẫn giao rừng và đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư thôn.

5. Quyết định số 550/ QĐ-QLR ngày 08/ 5/ 2007 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp về việc ban hành bản hướng dẫn xây dựng quy ước BV&PTR công đồng dân cư thôn

6. Công văn số 754/CV-LNCĐ ngày 31/ 5/ 2007 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp về việc ban hành bản hướng dẫn kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng cộng đồng

7. Công văn số 815/ CV- LNCĐ ngày 12/ 6/ 2007 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp về việc xây dựng mô hình cấu trúc rừng mong muốn cho rừng gỗ tự nhiên của cộng đồng.

8. Công văn số 1326/ CV-LNCĐ ngày 07/ 9/ 2007 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp về việc hướng dẫn lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng

9. Công văn số 1327/ CV-LNCĐ ngày 07/ 9/ 2007 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp về việc hướng dẫn điều tra rừng cộng đồng.

10. Công văn số 1703/CV-DALNCĐ ngày 14/ 11/ 2007 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp về việc hướng dẫn giám sát và đánh giá việc thực hiện quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn.

11. Công văn số 141/CV-DALN ngày 05/ 02/ 2008 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp về việc sửa đổi, bổ xung hướng dẫn điều tra rừng cộng đồng.

12. Công văn số 588/CV-LN-LNCĐ ngày 12/ 5/ 2008 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp về việc hướng dẫn cắm mốc ranh giới và làm bảng sơđồ khu giao rừng cho cộng đồng thôn.

13. Công văn số 787/CV-LNCĐ ngày 23/ 6/ 2008 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp về việc thí điểm áp dụng phân bố cây theo cỡ kính mong muốn để lập và tổ chức thực hiện kế hoạch QLRCĐ. 14. Công văn số 1155/ĐC-LNCĐ ngày 22/ 8/ 2008 của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp về việc đính

Tp hun, tham quan

Ngay từ khi triển khai dự án, năm 2006 Dự án đã tổ chức tập huấn về lập kế hoạch và nghiệp vụ kế toán cho 35 cán bộ Ban quản lý dự án 10 tỉnh nhằm nâng cao năng lực quản lý dự án của địa phương. Năm 2007, đã tập huấn đào tạo Tiểu giáo viên (ToT) về quản lý rừng cộng đồng (mở 3 lớp lý thuyết và 2 lớp thực hành) cho 75 người là cán bộ dự án tỉnh, kiểm lâm và cán bộ lâm nghiệp huyện. Các đối tượng này là cán bộ nguồn để hỗ trợ cộng đồng thúc đẩy các hoạt động hiện trường. Năm 2008, hoàn thành 10 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật quản lý rừng cộng đồng cấp cơ sở cho các Ban quản lý rừng cộng đồng, kiểm lâm địa bàn, cán bộ Ban phát triển rừng xã của 10 tỉnh vùng Dự án (có 480 học viên là cán bộ xã, Ban quản lý rừng cộng đồng thôn, kiển lâm địa bàn và đại diện 665 hộ nông dân của 10 cộng đồng ở 10 tỉnh tham gia các lớp tập huấn). Đã tổ chức tham quan mô hình quản lý rừng cộng đồng ở Thừa Thiên - Huế kết hợp Hội nghị triển khai kế hoạch năm (tháng 3/2008) và ở Lạng Sơn (tháng 12/2008) kết hợp hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2008 của Dự án.

Xây dng mô hình lâm nghip cng đồng ti các xã la chn

Lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã, giao đất giao rừng cho cộng đồng

Việc thí điểm mô hình lâm nghiệp cộng đồng tại các xã tham gia dự án bước đầu đã thực hiện tốt. Đã hoàn thành xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng có sự tham gia của người dân của 39 xã tham gia Dự án (thuộc 18 huyện của 10 tỉnh), được UBND huyện phê duyệt với tổng diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp là 241.933,42 ha. Trong đó dự kiến diện tích rừng và đất lâm nghiệp sẽ giao cho các cộng đồng là 20.428,0 ha. Đến tháng 9/2008 còn 38 xã với 64 cộng đồng đủ điều kiện tiếp tục thực hiện các hoạt động của Dự án. Tổ công tác giao rừng ở 38 xã đã được thành lập. Tại 64 cộng đồng dân cư thôn/bản, Ban quản lý rừng cộng đồng (trong đó có ban quản lý Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng) đã được các hộ gia đình trong thôn bầu ra làm đại diện. Đồng thời các cộng đồng cũng đã bầu ra Tổ Thanh tra giám sát Dự án đã giúp địa phương triển khai giao đất giao rừng (có sự tham gia của cộng đồng) được 16.798,1 ha, bàn giao và cắm mốc giới ngoài thực địa cho 64 cộng đồng (xem Bảng II.1 dưới đây).

Bảng II.1. Kết quả quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã, giao đất giao rừng cho cộng đồng

TT Tỉnh Số xã được quy hoạch

Đất lâm nghiệp được quy hoạch (ha)

Số cộng đồng được giao rừng Diện tích rừng đã giao (ha) 1 Điện Biên 4 30.284,41 8 4.287,5 2 Sơn La 4 29.263,70 8 2.283,7 3 Cao Bằng 5 10.944,10 10 1.006,5

4 Lạng Sơn 2 14.914,00 4 551,5 5 Yên Bái 6 19.721,40 8 3.263,3 6 Nghệ An 4 29.407,11 3 369,0 7 Quảng Trị 4 31.583,90 8 1.032,2 8 TT - Huế 4 20.050,20 7 729,8 9 Gia Lai 4 37.883,50 6 1.374,5 10 Đắc Nông 2 17.881,10 2 1.900,2 Cộng 10 tỉnh 39 241.933,42 64 16.798,1

Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng

Kế hoạch quản lý rừng của các cộng đồng được lập, với phương pháp "Cùng tham gia". Cùng với các kế hoạch quản lý rừng cộng đồng được xây dựng, thiết kế lâm sinh cũng đã được tiến hành làm cơ sở cho thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Đến cuối năm 2008, kế hoạch quản lý rừng 5 năm của 64 thôn bản đã được UBND xã phê duyệt; trong đó kế hoạch khai thác gỗ rừng tự nhiên (thuộc đối tượng rừng được phép khai thác) của nhiều thôn, bản đã được UBND huyện phê duyệt theo thẩm quyền làm cơ sở để cộng đồng tổ chức thưc hiện (Xem Bảng II.2 dưới đây).

Bảng II.2. Tổng hợp kế hoạch quản lý rừng cộng đồng 5 năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Tỉnh DT đã giao (ha) BVR hàng năm (ha) Nuôi dưỡng rừng (ha) Trồng rừng (ha) Khai thác gỗ RTN (m3) KT năm thứ nhất (m3) 1 Điện Biên 4287,5 3002,0 527,5 - 1091,1 195,1 2 Sơn La 2283,7 2283,7 1170,9 - 1172,0 143,0 3 Cao Bằng 1006,5 1117,7 1156,4 - - - 4 Lạng Sơn 551,5 530,0 348,3 21,5 999,6 119,6 5 Yên Bái 3263,3 3181,6 438,8 53,1 5273,8 902,0 6 Nghệ An 369,0 369,0 136,8 154,0 29,0 7 Quảng Trị 1032,2 962,0 160,2 152,0 1265,0 230,0 8 TT - Huế 729,8 713,7 266,3 16,1 1117,4 223,1 9 Gia Lai 1374,5 1374,5 15,8 18,5 712,1 127,4 10 Đắc Nông 1900,2 1900,2 29,3 655,0 100,0

Tổng cộng 16798,1 15434,4 4221,0 290,5 12440,0 2069,2

Xây dựng và thực hiện quy ước; lập, quản lý, sử dụng quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng

Đến cuối năm 2008, 64 cộng đồng đã xây dựng xong quy ước bảo vệ và phát triển rừng đươc UBND huyện công nhận. Các cộng đồng đã và đang thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng của mình gắn với chia sẻ lợi ích. Đã thành lập được quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng của 38 xã và quỹ của 64 cộng đồng thôn/bản tham gia Dự án. Đã xây dựng và thực hiện Quy chế quản lý quỹ và kế hoạch thu chi quỹ. Cuối năm 2008, Ban quản lý Dự án Trung ương đã chuyển tiền hỗ trợ của Dự án cho quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng các xã, với số tiền 152.000 Euro (tương đương 4.000 Euro/xã) để cộng đồng quản lý sử dụng, hỗ trợ thực hiện kế hoạch quản lý rừng của mình.

Các cộng đồng đã và đang triển khai thực hiện kế hoạch quản lý rừng (tuyên truyền, tuần tra bảo vệ rừng, nuôi dưỡng rừng, tạo cây con chuẩn bị trồng rừng theo kế hoạch), thực hiện quy ước và quản lý sử dụng quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng. Đã xây được 64 bảng hiệu khu rừng, làm hàng trăm biển cấm chặt phá rừng đóng ở các ngả đường vào rừng của cộng đồng, in trên 5.000 bản quy ước bảo vệ và phát triển rừng treo tại nhà cộng đồng và phát xuống các hộ gia đình để bà con cùng nhau theo dõi, thực hiện ...

Khi xây dựng kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, xây dựng quy ước và kế hoạch thu chi quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng, người dân đã bàn bạc thống nhất đóng góp tiền cho quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng đối với hộ gia đình được khai thác sử dụng gỗ của cộng đồng theo kế hoạch, đóng góp giá trị ngày công lao động vào các hoạt động thực hiện kế hoạch quản lý rừng.

Ngoài nguồn 4000 Euro/xã của Dự án như là một khoản "Tiền mồi" để hỗ trợ cộng đồng quản lý rừng; theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban quản lý Dự án các tỉnh đã tham mưu cho Sở NN&PTNTlồng ghép với việc huy động nguồn kinh phí từ các chương trình/chính sách khác của Nhà nước trên địa bàn như Dự án 661, Chính sách hưởng lợi khi khai thác tận thu, tận dụng gỗ rừng trồng thuộc nguồn vốn ngân sách đầu tư trên địa bàn, ... để hỗ trợ cộng đồng thực hiện kế hoạch quản lý rừng, nhằm tăng cường tính bền vững của Dự án. Trong qúa trình thực hiện dự án, đã có 5019 hộ nông dân của 64 cộng ở 38 xã, 18 huyện của 10 tỉnh tham gia vào các hoạt động của Dự án như quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã; giao đất giao rừng cho cộng đồng; xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng; xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng gắn với chia sẻ lợi ích; xây dựng và thực hiện quy chế quản lý và kế hoạch thu chi quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.

Các văn bản, tài liệu hướng dẫn về quản lý rừng cộng đồng ngay sau khi ban hành đã được đăng tải (TA - TV) trên trang Web của Cục Lâm nghiệp và FSSP CO. Dự án đã thường xuyên tham gia Hội nghị giao ban của Đối tác lâm nghiệp. Chủ trì cùng UNDP, IUCN... tổ chức các hội thảo quốc gia chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất chính sách về LNCĐ. Ngoài ra còn tham gia chia sẻ kinh nghiệm về quản lý rừng cộng đồng tại nhiều hội thảo khác do RECOFTC, Helvetas (ETSP) ... tổ chức. Đưa tin phóng sự trên kênh truyền hình VTV 2. Xây dựng phim VCD, tờ rơi, sổ tay, ấn phẩm, viết bài đăng trên các tạp chí, ... để tuyên truyền và chia sẻ kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng.

Một phần của tài liệu Quản lý rừng cộng đồng ở việt nam chính sách và thực tiễn (Trang 27 - 32)