Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý rừng cộng đồng ở việt nam chính sách và thực tiễn (Trang 62)

Thông qua các hoạt động thực tiễn về việc xác lập quyền quản lý và sử dụng rừng của cộng đồng; có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

▪ Yếu tố quyết định sự thành công của việc xác lập quyền quản lý và sử dụng rừng của cộng đồng là Nhà nước thừa nhận quyền sử dụng lâu dài của cộng đồng được thể hiện trong các văn bản pháp quy của Nhà nước; cộng đồng có các hình thức tổ chức quản lý rừng thích hợp với điều kiện đặc thù; có cơ chế phân chia quyền lợi về các sản phẩm thu được từ rừng trên cơ sở bình đẳng giữa các thành viên trong cộng đồng

▪ Có thể xây dựng các hình thức phối hợp quản lý rừng giữa các cộng đồng địa phương, các tổ chức Nhà nước và cấp chính quyền xã trong bảo vệ và phát triển rừng. Điều đó sẽ chuyển dần một số trách nhiệm và quyền hạn trong quản lý rừng cho các nhóm cộng đồng, chính sách của Nhà nước được thực thi, các nhu cầu cho sự phát triển cộng đồng được đáp ứng, dẫn đến tài nguyên rừng được bảo vệ và phát triển tốt.

▪ Quản lý rừng cộng đồng, hiện đang áp dụng ở một vài địa phương có nguồn gốc từ các tập quán truyền thống và nhu cầu khách quan của các dân tộc miền núi, phù hợp với hệ thống sản xuất và kiến thức văn hoá xã hội của họ. Hàng nghìn cộng đồng đang trực tiếp quản lý và sử dụng rừng đã có những tác động tích cực đối với quản lý rừng nói chung.

▪ Các cộng đồng có thể bảo vệ rừng hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí của Nhà nước trong việc bảo vệ rừng. Rừng cộng đồng đáp ứng một phần nhu cầu gỗ sử dụng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng cũng như cung cấp lâm sản ngoài gỗ, góp phần nâng cao đời sống người dân.

Một phần của tài liệu Quản lý rừng cộng đồng ở việt nam chính sách và thực tiễn (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)