kiệt. Cần giải thích rõ cho người dân về đối tượng và các hoạt động khoanh nuôi.
- Đối tượng đất khoanh nuôi: Đất lâm nghiệp chưa có rừng (đất bị mất rừng do khai thác kiệt, nương rẫy cũ, trảng cỏ cây bụi xen cây gỗ) mà quá trình tái sinh diễn ra tự nhiên, cộng với sự tác động hỗ trợ của con người (xúc tiến tái sinh trồng bổ sung) có thể hình thành rừng trong thời gian xác định và có ít nhất một trong các điều kiện sau:
o Cây con tái sinh mục đích, có chiều cao trên 50 cm phải đạt tối thiểu 300c/1ha
o Gốc cây mẹ có khả năng tái sinh chồi.
o Cây mẹ gieo giống tại chỗ có ít nhất 25 cây/ha phân bố tương đối đều, có nguồn gieo giống và cự ly phát tán giống đạt yêu cầu từ các khu rừng lân cận.
o Rừng tre nứa có độ che phủ trên 20% diện tích, phân bố đều.
- Hoạt động khoanh nuôi rừng gồm: Xác định ranh giới, cắm biển mốc bảo vệ; Tổ chức tuần tra canh gác chống chặt phá, cấm chăn thả súc vật, phòng chống cháy rừng; Phát dọn dây leo, bụi rậm tạo điều kiện cho cây mục đích tái sinh phát triển vượt khỏi sự chèn ép; Tra dặm hạt hoặc trồng bổ sung; Chặt bỏ cây cong queo, sâu bệnh, phi mục đích và chặt tỉa những nơi quá dày.
- Đối với rừng tre, nứa: Không được lấy măng trong giai đoạn khoanh nuôi xúc tiến tái sinh; Chặt và tận dụng hết các cây bị sâu bệnh, gẫy dập, cụt ngọn.
- Địa điểm khoanh nuôi được xác định như sau:
o Xác định các khu vực: Cùng người dân xem lại bản đồ phân loại rừng để lựa chọn các khu vực có thể tiến hành các hoạt động khoanh nuôi rừng. Ghi cụ thể tên từng khu vực
o Xác định ranh giới, cắm biển mốc: Ranh giới các khu vực được xác định dựa trên bản đồ phân loại rừng. Cắm biển mốc bảo vệ ở những nơi dễ nhìn thấy trong khu vực để người dân biết và thực hiện. Số lượng biển mốc tuỳ thuộc vào tình hình từng khu vực. Đơn vị tính: biển mốc.