KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG

Một phần của tài liệu Quản lý rừng cộng đồng ở việt nam chính sách và thực tiễn (Trang 64)

Nguyễn Bá Ngãi25

Nguyễn Bá Ngãi25 lý rừng cộng đồng (xem Hình VI.1). Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về vị trí pháp lý, nội dung, trình tự, phương pháp lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng. Mỗi địa phương, mỗi chương trình hay dự án lâm nghiệp cộng đồng đều có những sáng kiến, cách làm khác nhau trong lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng. Sự thừa nhận tính pháp lý của bản kế hoạch đó cho công tác quản lý rừng cũng rất khác nhau ở mỗi địa phương.

Trên thực tiễn đang đặt ra một số vấn đề xung quanh Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng là:

- Vai trò và vị trí pháp lý của bản kế hoạch quản lý rừng cộng đồng là gì, cụ thể là bản kế hoạch quản lý rừng cộng đồng có được xem như là phương án điều chế rừng mà dựa vào đó cộng đồng có quyền chủ động quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng theo? Nếu được xem như là một phương án điều chế rừng cộng đồng thì cần được thể chế hoá như thế nào về nội dung, trình tự, thủ tục, phương pháp và phê duyệt bản kế hoạch quản lý rừng cộng đồng?

- Quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện nay rất khó áp dụng trong điều kiện của cộng đồng, nhất là các cộng đồng dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa trong lập kế hoạch quản lý rừng, cụ thể là trong thống kê, đánh giá tài nguyên rừng, vậy phải có phương pháp, cách làm nào đơn giản, phù hợp với điều kiện của cộng đồng và được thể chế hoá để cộng đồng có khả năng lập và quản lý được kế hoạch của mình?

Xuất phát từ những vấn đề trên, bài viết này tập trung vào việc xác nhận lại vị trí của kế hoạch quản lý rừng cộng đồng trong quá trình quản lý rừng cộng đồng, kinh nghiệm thực tiễn của một số địa phương và đưa ra các vấn đề để hội thảo. Bài viết dùng trong hội thảo của 1 nhóm nên không thể nêu đầy đủ và hệ thống mà chỉ đặt ra các vấn đề để các thành viên nhóm cùng trao đổi và chia sẻ.

Lp kế hoch trong chu trình qun lý rng cng đồng

Nội dung quản lý rừng cộng đồng được khái quát trong hình 01 về chu trình mô hình quản lý rừng cộng đồng gồm 5 giai đoạn và 13 bước, trong đó bao gồm giai đoạn lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng.

Một phần của tài liệu Quản lý rừng cộng đồng ở việt nam chính sách và thực tiễn (Trang 64)