Khuyến nghị một số chủ trương, chính sách

Một phần của tài liệu Quản lý rừng cộng đồng ở việt nam chính sách và thực tiễn (Trang 62 - 64)

Như trên đã nêu, thực trạng hiện nay có 2 loại hình xác lập quyền quản lý và sử dụng rừng của cộng đồng là: Quyền tự công nhận và Quyền do Nhà nước công nhận. Mỗi hình thức này đều có những bất cập riêng; đối với quyền do cộng đồng tự công nhận thì sẽ thiếu tính pháp lý và cộng đồng không yên tâm trong việc quản lý và sử dụng rừng. Đối với quyền do Nhà nước giao rừng và công nhận quyền sử dụng rừng của cộng đồng thì những bất cập của nó thể hiện ở những quy định giao rừng cho cộng đồng chưa hợp lý:

▪ Quy định các điều kiện giao rừng cho cộng đồng không phù hợp với hiện tại, như: cùng phong tục tập quán, có truyền thống gắn bó với rừng, rừng không giao được cho ai sẽ giao cho cộng đồng. Chỉ nói giao rừng chung chung, chưa nói giao những rừng nào.

▪ Chỉ cấp Quyết định giao rừng cho cộng đồng mà không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ Đỏ) nên cộng đồng không được hưởng các quyền như giao rừng cho hộ gia đình: quyến chuyển đổi, thế chấp, chuyển nhượng, liên doanh hay vay vốn…..

▪ Thủ tục khai thác từ rừng tự nhiên của cộng đồng rất phức tạp, áp dụng như đối với rừng sản xuất của các lâm trường, công ty lâm nghiệp.

Từ những khó khăn, bất cập như đã phân tích ở trên, một số chủ trương, chính sách được đề xuất nhằm thúc đẩy tiến trình xác lập quyền quản lý và sử dụng rừng của cộng đồng như sau: ▪ Nhà nước làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và rừng cho cộng đồng đối

với nhứng rừng do cộng đồng tự công nhận

▪ Địa vị pháp lý của cộng đồng dân cư cần đưoc luật pháp công nhận đầy đủ

▪ Coi cộng đồng thực sự là chủ rừng - như 7 chủ rừng khác quy định trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004

▪ Coi chủ rừng cộng đồng là lực lượng sản xuất để có thể được liên doanh liên kết sản xuất ▪ Cần có chính sách khai thác thương mại đối với rừng cộng đồng

▪ Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và rừng cho cộng đồng để được các quyền như giao rừng cho hộ gia đình

▪ Quy định xử lý vi phạm đền bù khi rừng của cộng đồng bị vi phạm ▪ Nhà nước cần hỗ trợ cộng đồng xác lập hồ sơ quản lý rừng cộng đồng

▪ Phải có chính sách mở rộng đối tượng rừng để giao cho cộng đồng như: rừng phòng hộ, vùng đệm của rừng đặc dụng…..

▪ Cần có các quy định pháp lý về các quyền của cộng đồng trong việc quản lý và sử dụng rừng của họ, như: cho thuê, chuyển nhượng, liên doanh.

▪ Quy định quyền của các thành viên trong cộng đồng trong việc quản lý và sử dụng rừng của cộng đồng

▪ Thiếu quyền sở hữu tài sản trên rừng của cộng đồng. Ví dụ: khi tách hộ trong cộng đòng thì hộ mới này có được ngang bằng với các hộ khác không? Nếu hộ chuyển đi nơi khác thì có được thừa kế không? Nếu chủ hộ trong cộng đồng chết đi có được thừa kế cho con không?

Một phần của tài liệu Quản lý rừng cộng đồng ở việt nam chính sách và thực tiễn (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)