Xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Quản lý rừng cộng đồng ở việt nam chính sách và thực tiễn (Trang 68 - 69)

(i) Mô tả đặc điểm các ô tiêu chuẩn: Mỗi ô tiêu chuẩn xử lý số liệu để có được các chỉ tiêu: Loài cây ưu thế (2 – 3 loài), đường kính bình quân, tổng tiết diện ngang của ô và quy ra ha, số cây trong ô và quy ra ha và tính trung bình chung mật độ và tổng g.

(ii) Phân bố số ô tiêu chuẩn theo cấp g: Phân cấp g và sắp xếp phân bố số ô theo các cấp này để biết được cấp g có số ô tập trung, phổ biến của rừng. Suy ra tổng g/ha phổ biến của rừng ổn định. Số cấp g là m xác định qua công thức: m = 5x log(n), với n là số ô. (iii) Quan hệ tăng trưởng đường kính định kỳ 5 năm (Zd/5 năm) theo đường kính ngang ngực

(D1.3): Lập biểu đồ đám mây điểm và mô hình hóa quan hệ theo một dạng hàm thích hợp từ đây có thể xác định Zd/5 năm bình quân theo D1.3 bình quân hoặc theo từng giá trị D1.3 để quyết định chọn giá trị cự ly cỡ kính thích hợp bảo đảm rừng chuyển cỡ kính ổn định trong 5 năm.

(iv) Sắp xếp phân bố N/D thực nghiệm và mô phỏng theo hàm Mayer: Tổng hợp tất cả các ô tiêu chuẩn, sắp xếp số cây theo cỡ kính và quy ra ha, với cự ly cỡ kích được xác định ở bước trên. Mô phỏng theo hàm Mayer.

(v) Xác định N/D rừng ổn định dựa vào g phổ biến: Lấy tổng g/ha phổ biến đã xác định làm khống chế, từ đó phân bổ lại g ở từng cỡ kính theo quy tắc tam suất để tổng g/ha của mô hình có bằng tổng g/ha phổ biến, từ đây xác định được số cây/ha từng cỡ kính của rừng ổn định.

(vi) Kiểm chứng rừng ổn định: Kiểm chứng mô hình đã xây dựng với phân bố N/D của một vài lô rừng có mục đích kinh doanh củi và gỗ nhỏ. Xem xét sự thích hợp của mô hình đã xây dựng.

Lp kế hoch qun lý rng cng đồng

Quy trình lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng được áp dụng trong Chương trình tài trợ các dự án nhỏ quản lý bền vững rừng nhiệt đối tại Việt Nam (SGP-PTE) như sau:

Bước 1: Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng của cộng đồng

Phân chia theo loại rừng và đất rừng;

- Rừng tự nhiên, bao gồm: Các khu rừng già có trữ lượng gỗ lớn thường là rừng giầu và rừng trung bình. Các khu rừng này thường là rừng ở vùng đầu nguồn nước; Các khu rừng nghèo có trữ lượng gỗ thấp thường là rừng đã khai thác cạn kiệt đang trong thời

gian để phục hồi; Các khu rừng tái sinh thường là rừng non đang phục hồi sau nương rẫy.

- Rừng trồng, bao gồm các diện tích rừng trồng của cộng đồng bằng vốn đầu tư của nhà nước hoặc của dân tự đầu tư.

- Đất chưa có rừng được quy hoạch để trồng rừng. - Các loại rừng và đất rừng khác (nếu có)

Nội dung đánh giá hiện trạng rừng của cộng đồng

- Vẽ sơ đồ hiện trạng rừng cộng đồng: đánh giá, phân tích hiện trạng rừng của thôn bản để phân tích hiện trạng tài nguyên rừng của cộng đồng với từng loại rừng, khu rừng. - Thảo luận nhóm phân tích hiện trạng tài nguyên rừng cộng đồng: xác định vị trí, loại

rừng, diện tích, mục đích sử dụng rừng, hiện trạng rừng, tình hình quản lý các khu rừng, xác định những khó khăn, vướng mắc và tìm ra những giải pháp khắc phục khó khăn trong quá trình quản lý, làm cơ sở lập kế hoạch hoạt động bảo vệ và phát triển các khu rừng của cộng đồng.

- Khoanh lô rừng và đo đếm diện tích rừng trên bản đồ hiện trạng rừng (Nếu chưa có số liệu diện tích các khu rừng của cộng đồng).

- Phúc tra tài nguyên rừng (Nếu chưa có các thông tin và số liệu về hiện trạng rừng của cộng đồng)

Bước 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động quản lý rừng cộng đồng 5 năm

Nội dung của kế hoạch quản lý rừng 5 năm gồm có các hoạt động sau:

Một phần của tài liệu Quản lý rừng cộng đồng ở việt nam chính sách và thực tiễn (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)