Cơ chế chia sẻ lợi ích hướng đến người nghèo
Mặc dù đã xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích, nhưng trên thực tế vẫn chưa thực hiện. Do chưa được hưởng lợi gì rừng (rừng nghèo) và tính pháp lý của mô hình rừng ổn định chưa có nên quy trình để xin phép khai thác gỗ trong rừng cộng đồng không thể thực hiện được.
Đối với các lợi ích không bằng tiền mặt thu được từ rừng, việc phân chia là khác nhau. Đối với LSNG và gỗ củi, việc khai thác thường thoải mái hơn. Tuy nhiên việc khai thác với quy mô lớn cần được kiểm soát. Ở làng Phò Trạch của huyện Phong Điền, nơi gỗ củi là nguồn sản phẩm chính từ rừng, việc khai thác chỉ được thực hiện ở khu vực đã được thiết kế vào một thời điểm nhất định trong năm. Tất cả gỗ củi được khai thác từ rừng sẽ được chia một cách công bằng giữa các thành viên của làng.
Có rất ít sự quan tâm đến người nghèo trong việc phân chia lợi ích ở các điểm nghiên cứu. Thường thi không có ai đề cập đến sự ưu tiên cho người nghèo trong việc phân phối các lợi ích trong quy chế quản lý rừng thôn. Tuy nhiên ở thôn 4 trong thôn quy ước là ưu tiên cho hộ nghèo thu hái LSNG Æ chưa đóng góp gì cho giảm nghèo
Quản lý rừng bền vững:
Có nhiều mô hình khác nhau cho quản lý rừng bền vững được thực hiện bởi người dân địa phương. Có hai mô hình sẽ được đề cập đến trong phần này là: (1) Cộng đồng được nhà nước giao rừng để quản lý (đại diện là trường hợp của thôn 4, xã Thượng Quảng); và cộng đồng quản lý rừng cộng đồng truyền thống (đại diện là trường hợp của thôn Rú Hóp/làng Phò Trạch). Trong mô hình đầu, mô hình rừng ổn định được giới thiệu bởi người bên ngoài trong khi mô hình thức hai do người dân địa phương tự phát triển để quản lý rừng bền vững. Trong cả hai trường hợp, người dân địa phương đều có thể nhận được các hưởng lợi về mặt vật chất từ rừng. Với mô hình rừng ổn định, do rừng ở Thừa Thiên Huế nghèo, cơ chế hưởng lợi chưa được sự thống nhất của các cấp có thẩm quyền nên chưa thực hiện được.
Hộp VII.1: Quản lý rừng cộng đồng truyền thống ở thôn Phò Trạch, Thừa Thiên Huế
Thôn Phò Trạch thuộc huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện tại thôn có 465 hộ và quản lý 150ha rú cát từ nhiều thế hệ nay. Mặc dù quyền của người dân đối với rú cát không được luật pháp công nhận, diện tích rú cát này được quản lý rất tốt cho đến nay. Hơn 500 năm trước, người dân đã tự xây dựng quy ước quản lý của thôn. Từđó đến nay, người dân vẫn tôn trọng và thực hiện những uqy định này. Hiên nay, việc tuần tra do một nhóm 5 thành viên đảm nhiệm. Nhóm này được lựa chọn và khoán theo hình thức đấu thầu công khai tổ chức hai năm một lần.
Diện tích rú cát này bảo vệ nguồn nước cho cả thôn. Ngoài ra, nó còn là nguồn cung cấp củi đun chính cho người dân. Việc thu hái củi được quy định bởi quy chế thôn. Toàn bộ diện tích rú cát
được chia thành 4 phần, cứ mỗi năm khai thác một phần. Quyền khai thác được chia đều cho người dân. Hiện nay mỗi người dân được khai thác khoảng 250m2. Người dân có thể từ chối hoặc nhượng lại quyền này nếu muốn. Những người khai thác củi phải đóng góp chi phí cho việc tuần tra bảo vệ. Việc phân chia chi phí và lợi ích như vậy tạo cơ hội hưởng lợi một cách công bằng cho mọi người, kể cả những người nghèo nhất trong thôn.
Những hỗ trợ từ bên ngoài
Sau khi giao rừng, hầu như chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng “giao phó” toàn bộ trách nhiệm quản lý rừng cho cộng đồng, trong khi đó cộng đồng thiếu năng lực và kinh phí để thực hiện nhiệm vụ này. Hiện nay hầu hết BQL rừng thôn và Tổ BVR khi tham gia tuần tra bảo vệ chỉ mới được “chấm công”, chứ chưa được “trả công”
Kiểm lâm địa bàn chỉ chú trọng đến việc kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến rừng cộng đồng, chứ chưa chú trọng đến việc hỗ trợ cộng đồng trong việc quản lý rừng
Hệ thống khuyến nông khuyến lâm chưa quan tâm đến việc hỗ trợ cho cộng động sau khi được giao rừng. Vấn đề tiếp cận đến các nguồn tài chính và tín dụng là không thể thực hiện được đối với các rừng cộng đồng hiện nay.