III. Kinh nghiệm của dự án LNXH Sông Đà trong việc phát triển
3- Về h−ớng tiếp tục nghiên cứu cây phân xanh phủ đất vùng đồi núi ở Vệt Nam
Các tác giả đề cập đến vấn đề cơ cấu cây trồng, lựa chọn cây phân xanh, sản xuất giống cây phân xanh, biện pháp sử dụng có hiệu quả phân xanh, vấn đề trồng cây nhiều mục đích, các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích nông dân trồng phân xanh, vấn đề chuyển giao kỹ thuật và sự tham gia của nông dân trong quá trình thử nghiệm, phát triển cây phân xanh. Đặng Đình Chấn (1981) đề cập đến vấn đề giống cây phân xanh, coi đây là một trong những khó khăn cần tiếp tục nghiên cứu để phát triển cây phân xanh trên đất dốc. Tác giả đề xuất việc lập kế hoạch sản xuất hạt giống, dành đủ diện tích giống, cải tiến tổ chức sản xuất và kỹ thuật sản xuất, thu hoạch và bảo quản hạt giống. Cũng cần có cơ sở nhân giống và cung cấp giống cây phân xanh cho các địa ph−ơng. Nhiều tác giả nêu h−ớng tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống những tập đoàn phân xanh phù hợp với từng vùng và từng loại cây nông nghiệp, một mặt chú ý các cây bản địa, mặt khác chú ý nhập nội các cây triển vọng nh− đậu mèo Thái Lan, cỏ Vetiver zizanioides. Một số tác giả nêu h−ớng nghiên cứu để giảm thiểu sự cạnh tranh giữa cây trồng và băng cây phân xanh trên đồi.
Nguyễn Tử Siêm, Lê Đình Định, Lê Đình Sơn (1995), nêu h−ớng nghiên cứu trồng cây phân xanh đa mục đích, vừa làm cây phủ đất và sản xuất phân xanh tại chỗ, vừa làm thức ăn gia súc, làm củi. Nhiều tác giả đề cập đến h−ớng nghiên cứu cơ cấu cây trồng có phân xanh hợp lý, cách sử dụng phân xanh thế nào cho có hiệu quả cao. Vấn đề cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích nông dân trồng cây phân xanh góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc cũng đ−ợc nhiều tác giả đề xuất tiếp tục nghiên cứu. Vai trò của các hộ nông dân miền núi chủ động tham gia vào việc xây dựng kế hoạch và thực hiện các ch−ơng trình trồng cây phân xanh ở địa ph−ơng đã đ−ợc một số tác giả nêu lên thành một h−ớng nghiên cứu trong thời gian tới. Nhiều tác giả cho rằng đến nay chúng ta mới chú trọng nhiều đến khía cạnh kỹ thuật mà ch−a quan tâm đúng mức đến các khía cạnh kinh tế, xã hội, truyền thống và nhu cầu của nông dân trong việc trồng cây phân xanh phủ đất vùng đồi núi, nơi có nhiều cộng đồng các dân tộc thiểu số sinh sống.
Tài liệu tham khảo
70 tài liệu tham khảo đã đ−ợc biên soạn thành "Th− mục chú giải các tài liệu về cây phân xanh phủ đất cho vùng trung du miền núi Việt Nam", Th− Viện Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội 1997.
Summary
An overview on the published research fINDINGS ON GREEN MANURE COVER CROPS
FoR thE SLoping AREAS OF VIETNAM
Dau Quoc Anh
Vietnam Agricutural Science Institute, Hanoi
Through the study of published research findings on green manure cover crops for the sloping areas of Vietnam, an overview and an annotated bibliography have been compiled. Following subjects are covered by the overview:
- Exploring, collecting and evaluating green manure cover crop germplasm, including legume and non-legume species, identifying the adaptation of promising cover crop species under different ecological and socio-economic conditions of sloping areas of Vietnam.
- Learning the traditional, indigenous knowledge and experience of local upland farmers on cultivation and utilization of cover crops.
- Research findings on biological, botanical, agronomic and technical aspects of some main green manure cover crops for the sloping areas of Vietnam.
- Research findings on improved farming systems that include cover crop component, applicable to upland ecological conditions of Vietnam and appropriate to socio- economic conditions of local resource-poor farmers in the uplands, mainly the community of ethnic minorities, on a farmer-based approach.
- Recommendations for further study of green manure cover crops for sloping areas of Vietnam.
Báo cáO THAM LUậN
TạI HộI THảO Về CÂY PHÂN XANH Và PHủ ĐấT
La Văn Sỹ - 60 tuổi - dân tộc Nùng
Làng Phia Dén - xã Thành Công - Nguyên Bình - Cao Bằng
Th−a các vị đại biểu trong hội thảo!
Rất vinh dự cho tôi là một nông dân dân tộc Nùng đ−ợc phép thay mặt cho 62 hộ gia đình ở làng Phia Đén, xã Thành công, đ−ợc trình bày bản báo cáo về kinh nghiệm trồng và sử dụng cây đỗ xanh Trung Quốc trong quá trình canh tác, bảo vệ và cải tạo đất của bản thân gia đình tôi và của một số bà con trong làng Phia Đén.
Phia Đén là làng có 62 hộ gia đình, chủ yếu là dân tộc Nùng, Dao thuộc xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao bằng. Là làng nằm ở dãy núi Phia Bắc, với độ cao trên 1200m so với mặt n−ớc biển. Mùa hè ở đây mát mẻ, mùa đông mây mù che phủ và rất lạnh. Nguồn sống chính của làng chúng tôi là trồng lúa, ngô, dong riềng và chăn nuôi trâu bò. Những năm gần đây, việc trồng xen đậu đỗ với ngô đã góp phần nâng cao thu nhập của một số hộ gia đình, trong đó có gia đình tôi.
Năm 1980, bà Hoàng Thị Lìn đi đám c−ới ở Hà Quảng - Cao Bằng, thấy có giống đỗ xanh mới mà mọi ng−ời gọi là đậu xanh Trung Quốc và đã lấy giống về trồng thử. Sau khi trồng và thu hoạch với năng suất cao, bà đã cho họ hàng giống để cùng trồng thử. Cùng với các gia đình khác, năm 1981 gia đình tôi đã trồng một bơ hạt giống (3 lạng) xen canh với ngô thấy cây phát triển tốt cho thu nhiều đợt quả trong một năm, nên từ đó đến nay gia đình tôi vẫn tiếp tục trồng cây đỗ xanh Trung Quốc này xen với cây ngô.
Tôi xin kể tóm tắt về kỹ thuật trồng xen đậu xanh với ngô của gia đình tôi và quá trình trồng đỗ xanh của làng tôi từ đó đến nay.
Khi gieo ngô (tháng 2 âm lịch) thì cũng là lúc tra đỗ vào cạnh gốc ngô, cứ gốc ngô này có xen đỗ thì gốc bên cạnh lại bỏ, đến khi làm cỏ cây ngô cũng là lúc làm cỏ đỗ (tháng 3,4) lúc đó cây đỗ còn thấp hơn cây ngô rất nhiều.
Đến tháng 6 ngô già, ta bắt đầu thu ngô và bẻ cây ngô xuống cho đỗ đủ ánh sáng, đây là giai đoạn cây đỗ phát triển mạnh nhất.
Tháng 7 đỗ bắt đầu ra hoa, lúc này cây đã đạt chiều cao 90cm, đ−ờng kính là 2cm và có từ 15- 20 cành, lá to, dây màu xanh thẫm, hoa mọc ở nách lá và đầu cành. Đồng thời với quá trình quả đỗ lớn và chín thì cây đỗ vẫn tiếp tục ra hoa suốt trong 3 tháng (7,8,9). Sau khi trổ hoa một tháng thì bắt đầu đ−ợc thu hoạch quả đỗ, cứ 5-7 ngày lại thu quả một lần và thu suốt trong 3 tháng liền (8, 9, 10). Mỗi quả có từ 15-20 hạt, quả phơi đập lấy hạt sàng sẩy phơi khô đóng bao hoặc cho vào chum vại có thể để 2 năm không bị mọt.
Nếu trồng đỗ xen với ngô nếp thì năng suất đỗ sẽ cao hơn vì cây ngô nếp ngắn ngày hơn, đỗ ra hoa sớm và thu đ−ợc nhiều đợt quả hơn.
Đến tháng 11, 12 khi s−ơng muối xuống, thời tiết lạnh hẳn lá đỗ rụng hết, cành khô dần và chết, nh−ng gốc đỗ vẫn còn sống, đến mùa xuân năm sau gốc đỗ lại nảy mầm nh−ng phát triển yếu.
Hạt đỗ đ−ợc sử dụng làm giá, ninh làm thức ăn, nấu chè, bán... nh−ng chủ yếu là để làm nhân bánh trong dịp lễ tết.
Từ năm 1982 đến nay, năm nào gia đình tôi cũng đều trồng cây đỗ xanh này thay cho cây đỗ xanh ta vì năng suất cây này lớn hơn (nếu đợt hoa này bị hỏng thì còn rất nhiều đợt hoa tiếp theo có thể cho quả).
Theo kinh nghiệm của gia đình tôi thì không nên trồng đỗ xen ngô quá 2 vụ liên tục trên cùng một diện tích đất canh tác, mà phải ngừng một năm rồi lại trồng tiếp. Vì nếu trồng nhiều năm đỗ xen ngô liên tiếp nhau trên cùng một diện tích nh− vậy thì cây đỗ xanh này sẽ bị thối gốc rễ, để cách năm thì cây không bị thối.
Thân và lá cây đỗ này trâu bò rất thích ăn nên rất khó bảo vệ sau khi thu ngô phải rào vì làng có tập quán thả rông trâu bò.
Đất đã trồng đỗ khi làm vụ tiếp theo thì tơi xốp, dễ làm đất, ít cỏ dại vì cây đỗ phủ xanh suốt mùa m−a và rễ có nốt sần cố định đạm.
Năm 1990, gia đình tôi thu đ−ợc năng suất cao nhất (400 kg/vụ) nh−ng rất khó tiêu thụ vì dân làng thì nhiều ng−ời có, dân quanh vùng thì ít ng−ời biết sử dụng, đỗ để tồn hai năm và phải đem làm thức ăn cho lợn.
Năm 1996, do số đỗ năm cũ còn tồn ch−a tiêu thụ hết nên diện tích trồng ít hơn và m−a nhiều nên năng suất giảm chỉ thu đ−ợc 70 kg/vụ.
Ngoài gia đình tôi ra còn một số hộ gia đình khác trong làng cũng đã trồng cây đậu xanh này từ lâu nh−: bà Lìn, ông Mỳ, ông Đời, ông La,... và một số hộ gia đình mới bắt đầu trồng nh−: ông Vảng, ông Đòng, bà Sồn, bà Hạnh... Các hộ này lấy giống từ gia đình tôi và đ−ợc tôi trao đổi cách gieo, chăm sóc và thu hoạch...
Trên diện tích đất mà gia đình tôi trồng đỗ xen ngô nhiều năm nay có rào dậu cẩn thận so với diện tích ngô cùng vùng của hàng xóm không trồng xen đậu, đỗ mà chỉ trồng ngô rồi để trống đến năm sau thì đất của tôi đen hơn, cày bừa dễ và cây sinh tr−ởng phát triển tốt hơn. Qua hơn 10 năm áp dụng trồng xen cây đậu xanh Trung Quốc với ngô, gia đnh tôi và một số bà con trong làng có những ý kiến nhận xét và đề nghị nh− sau:
Nhận xét: Cây đậu xanh Trung Quốc có nhừng −u điểm sau: - Năng suất cao và ổn định vì thu đ−ợc nhiều lần trong năm. - Không tốn công làm đất, chăm sóc vì trồng xen ngô.
- Cây tự đứng (không cần leo), có nhiều cành, lá dày to hơn cây đỗ xanh ta. - Cuống quả chắc không sợ bị rụng khi không thu kịp thời.
- Hạt dùng làm thức ăn và nhân bánh rất ngon, bảo quản khô hai năm không bị mọt. - Thân và lá cũng là nguồn thức ăn tốt cho trâu bò.
- Đất sau khi trồng đỗ xanh tốt lên, dễ làm tơi xốp, ít cỏ dại do l−ợng lá rụng, l−ợng đạm mà cây cố định ở rễ, mặt đất đ−ợc che phủ suốt mùa m−a hạn chế xói mòn đất.
Theo gia đình tôi nên tăng số ng−ời trồng và diện tích trồng cây đỗ xanh này vì tr−ớc mắt có sản phẩm phục vụ cho sinh hoạt gia đình hàng ngày và các dịp lễ tết, sau đó là cải tạo đất làm cho đất tốt, dễ làm đất, chống xói mòn. Nh−ng việc này còn gặp phải những khó khăn sau:
- Sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ rất chậm, mỗi phiên chợ tôi chỉ bán bình quân đ−ợc 2- 3kg (bán cho ng−ời cùng làng để làm nhân bánh ngày chợ và các làng xung quanh). - Trâu bò phá vì sau khi thu ngô, trâu bò thả rông phải rào dậu cẩn thận.
- Không trồng liên tục nhiều năm trên cùng một diện tích đ−ợc vì rễ cây đậu bị thối ch−a rõ nguyên nhân.
- Tìm ra nguồn tiêu thụ sản phẩm để cây đậu xanh trở thành hàng hoá có giá trị sẽ thúc đẩy bà con tăng diện tích trồng thu nhiều sản phẩm.
- Nhóm quản lý dự án cùng các nông hộ trong làng xây dựng qui −ớc chăn thả gia súc hợp lý.
* Đề nghị:
- Chúng tôi muốn các cơ quan nghiên cứu Việt Nam, các tổ chức quốc tế giúp đỡ chúng tôi tìm ra nguyên nhân gây thối rễ cây đậu khi trồng nhiều năm liền và h−ớng dẫn chúng tôi kỹ thuật phòng trừ loại bệnh này.
- Để nhân rộng kỹ thuật trồng xen cây đậu xanh Trung Quốc, Chúng tôi muốn đ−ợc giúp đỡ làm một số mô hình thử nghiệm trồng xen cây đậu xanh này với một số loại cây khác nữa nhằm tăng thu nhập, cải tạo đất, bảo vệ đất.
- Đề nghị các tổ chức tìm kiếm và giới thiệu cho chúng tôi trồng thử các loài cây khác, nhất là cây họ đậu đa tác dụng cho ng−ời, gia súc đồng thời cải tạo đất.
Đến hội nghị lần này, chúng tôi mong muốn đ−ợc học tập các kinh nghiệm tốt ở những nơi khác để làm theo.
Th−a các vị đại biểu, là một nông dân miền núi cao đ−ợc về họp tôi không biết nói gì hơn là xin cám ơn sự quan tâm lắng nghe của mọi ng−ời trong hội thảo. Tôi xin chúc hội thảo thành công, hy vọng sau hội thảo này ng−ời dân xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng nói riêng, ng−ời dân miền núi canh tác trên đất dốc nói chung sẽ nhận đ−ợc sự giúp đỡ có hiệu quả của các cơ quan, các tổ chức quốc tế trong công việc trồng cây tăng thu nhập, bảo vệ đất và môi tr−ờng.
GREEN MANURE COVER CROPS IN PHIA DEN VILLAGE, CAO BANG PROVINCE
Upland farmer in Cao Bang Province have recently been growing a Chinese mungbean as food and also as a green manure.
Following are some main advantages and constraints of this Chinese mungbean variety; according to the experience from upland farmer in Phia Den village, Nguyen Binh district, Cao Bang Province
Advantages:
- Grain yield is high and stable.
- Require low labour force for land preparation and field management.
- The stems have got numerous branches, their leaves are thicker and bigger than local bean, the Chinese bean doesn't climb to maize stems.
- The pods do not fall down to the soil when maturing. - The grain cooking quality is found good.
- The grains can be stored safely during two years.
- Their stems and leaves are a source of feeding to cattle and buffaloes.
- After intercropping with maize, the soil becomes more fertile, reducing soil erosion.
Disadvantages/Constraints:
- This bean can be greatly damaged by cattle and buffaloes.
- Some unknown root diseases can be found, seriously damaging the bean crop, especially when continuously intercropping with maize in more than two years.
- The bean product is difficult to be sold at local markets.
Possible solutions:
- Try to find out markets for the new bean product. - Search for root disease control measures.
- Avoid damaging bean plots by establishing local regulations for managing cattle and buffaloes.
Recommendations:
- Research institutes to help identifying bean disease control alternatives. - Establishing intercropping models of bean and maize in uplands.
- Find out other bean species promising for green manure and land cover purposes. - Find out other multi-purpose plants, especially legumes, to be used as green manure
cover crop, food crop, animal feedstuff, soil improvement.
- What we hope is to have plenty of opportunities to learn and share experience on green manure cover crop development in upland areas.
We do hope to receive assistance and support from concerned organisations in-country and internationally to develop multi-purpose plants as green manure cover crop, soil improvement, income generation and food crop improvement as well.
sử DụNG Và QUảN Lý CáC LOạI ĐậU VINY LàM CÂY TRồNG THEO MùA TRONG THời GIAN Bỏ HOá CủA CHU Kỳ
DU CANH DàI Và ở v−ờN CÂY ĂN QUả THUộC MIềN BắC THáI LAN
Somchai Ongprasert và Kluas Prinz
- Thái Lan
Tóm tắt
Việc thực hiện trồng luân canh và xen canh 3 loài cây họ đậu thuộc loài thân bò gồm đậu bò (Vigna unguiculata), đậu gạo (Vigna umbellata) và đậu lablab (Lablab purpureus) xen canh trên cánh đồng ngô tại thôn Lisu của vùng Huai Nam Rin thuộc Chiang Mai, Thái Lan trong 17 năm có thể coi là biện pháp để tăng c−ờng hiệu lực của thời kỳ bỏ hoá nhằm thâm canh trong hệ thống du canh. Tại một tỉnh khác là Prea, việc trồng cây trinh nữ không gai (Mimosa invisa) làm cây phủ đất trong các v−ờn cam đã đ−ợc thực hiện trong hơn 20 năm ở huyện Wang Chin. Hai điểm nghiên cứu mẫu nêu ở trên đã đ−ợc thực hiện với kỹ thuật điều tra nông thôn có ng−ời dân tham gia (PRA). Hiệu quả tác động của biện pháp trồng cây phủ đất đến đồng thái của đất đã đ−ợc đánh giá, thông qua kết quả phân tích lý hoá tính của đất.