Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, thực vật học, nông học, kỹ thuật gieo trồng

Một phần của tài liệu Hội thảo cây phân xanh phủ đất trên đất các nông hộ vùng đồi núi phía Bắc Việt Nam (Trang 133 - 136)

III. Kinh nghiệm của dự án LNXH Sông Đà trong việc phát triển

2- Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, thực vật học, nông học, kỹ thuật gieo trồng

và cơ cấu đ−a cây phân xanh, phủ đất vào vùng đồi núi

Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, thực vật học, nông học và kỹ thuật gieo trồng các cây phân xanh, phủ đất vùng đồi núi đã đ−ợc nhiều tác giả đề cập đến qua các tài liệu mà chúng tôi tiếp cận đ−ợc.

Nguyễn Tử Siêm (1997) đã nêu bật vai trò cây phân xanh trong tuần hoàn chất hữu cơ và độ phì nhiêu đất dốc. Tác giả khẳng định việc phát triển cây phân xanh chuyên dụng và đa dụng phải đ−ợc coi là một hợp phần quan trọng trong chiến l−ợc cải tạo đất thoái hoá và sử dụng bền vững đất dốc. Muốn phát triển đ−ợc, theo tác giả, cây phân xanh phải đ−ợc nông dân chấp nhận. Xuất phát từ yêu cầu của nông hộ, cây phân xanh cần phải thoả mãn một số đặc tr−ng sau: là cây kiêm dụng, tỷ lệ kết hạt cao, dễ thu hái hoặc có khả năng nhân giống vô tính dễ dàng, năng suất chất xanh cao, knả năng tái sinh mạnh.

Nguyễn Đăng Khôi (1974) đã đi sâu mô tả đặc điểm của một số cây phân xanh có triển vọng nhất đối với vùng đồi núi n−ớc ta, gợi ý các cơ cấu đ−a cây phân xanh vào hệ thống canh tác của từng vùng. Tác giả phân biệt các nhóm cây phân xanh thuộc dạng cây bụi cao, cây bụi thấp, cây thảo, cây bò và cây leo 37 loài cây phân xanh có triển vọng cho vùng đồi núi đã đ−ợc mô tả. Tác giả nêu một số công thức cụ thể đ−a cây phân xanh vào các đồi hoang ch−a trồng trọt và vùng đồi núi mới khai phá để chuẩn bị trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, đồng thời nêu kỹ thuật trồng xen cây họ đậu trên đồng cỏ miền núi, kỹ thuật trồng cây phân xanh trên các vùng đồi núi trọc bị xói mòn nặng.

Lê Đình Định (1974, 1997) nghiên cứu cây phân xanh trên đất đồi trồng cà phê, cao su ở Phủ Quỳ Nghệ An, đã giới thiệu đặc điểm của các cây phân xanh có triển vọng cho vùng này là thua cooc, cốt khí, muồng lá tròn, muồng lá dài, Flemingia Congesta, đậu mèo, đậu b−ớm, hồng đáo, cỏ lào, quỳ dại, cỏ voi, đậu mèo. Trong kỹ thuật trồng cây phân xanh, tác giả đặc biệt l−u ý đến thời vụ gieo, l−ợng giống gieo thích hợp, vấn đề phân bón cho cây phân xanh. Nguyễn Hữu Quán (1984), giới thiệu chi tiết đặc điểm sinh học, thực vật học, nông học và kỹ thuật trồng cùng cách sử dụng một số cây phân xanh chủ yếu ở vùng đất đồi núi nh− keo dậu lùn, desmodium discolor, desmodium distortum, desmodium nicaraguense, gleditschia triacanthos...

Hoàng Xuân Tý (1996) giới thiệu kết quả xây dụng các mô hình cải tạo đất bằng cây họ đậu ở vùng đồi núi, đề xuất 4 loài cần đ−ợc dặc biệt quan tâm nghiên cứu là hồng đáo (Gliricidia sepium), Đậu triều (Cajanus cajan), muồng hoa pháo (Calliandra calothyrsus), Keo dậu (Leucaena leucophala)

Từ Quang Hiển, Đặng Thị Ngoan và cộng sự (1992), giới thiệu kết quả khảo nghiệm 12 giống cây phân xanh nhập nội từ Philippin trồng trên đất đồi sa thạch tại tr−ờng Đại học nông lâm Thái Nguyên, nêu kết luận sơ bộ các cây có triển vọng và cốt khí và Flemingia macrophylla.

Mai Phụng (1963) giới thiệu kết quả nghiên cứu về cây đậu nho nhe, nhấn mạnh rằng đây là loài cây đa tác dụng, đ−ợc nông dân địa ph−ơng ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn trồng từ lâu đời, vừa là cây phân xanh có năng suất cao 40 tấn chất xanh/ha, vừa là cây thức ăn gia súc, hạt làm thực phẩm cho ng−ời.

Gần đây nhất (1997) Nguyễn Tuấn Hảo và cộng sự đã điều tra về kinh nghiệm sử dụng và lợi ích của đậu nho nhe trồng ở miền núi phía Bắc Việt Nam, khẳng định rằng đậu nho nhe là 1 cây đ−ợc nông dân miền núi phía Bắc trồng khá phổ biến do có nhiều lợi ích về kinh tế và môi tr−ờng, kể cả khả năng trừ diệt cỏ tranh. Đậu nho nhe trồng xen với ngô hoặc sắn, năng suất cây trồng chính sẽ ổn định hơn. Đậu nho nhe không đòi hỏi đầu t− nhiều, dễ trồng, ít bị sâu bệnh phá hại, năng suất lại khá cao. Sau khi trồng 1 vụ, hạt đậu nho nhe rơi xuống, sang vụ sau sẽ tự mọc trên ruộng cũ, không cần gieo lại, có tác dụng cải tạo và phủ đất tốt. Cần nghiên cúu thêm về h−ớng sử dụng đa dạng và biện pháp khuyến khích nông dân phát triển đậu nho nhe ở miền đồi núi.

Trần Quang Thuyết (1970), nêu kết quả nghiên cứu tăng năng suất hạt cốt khí, tìm tòi nguyên nhân tỷ lệ kết hạt thấp và đề xuất biện pháp tránh sâu đục quả và rệp phá hại quả non bằng cách trồng theo hốc, có bón phân lót, chuyển thời vụ để hạn chế sâu phá hại.

Bộ môn phân hữu cơ Viện Khoa học nông nghiệp (1966), giới thiệu các kỹ thuật tiến bộ để sản xuất phân xanh nh− chọn loại cây thích hợp cho từng vùng, chọn cách trồng, nghiên cứu các yếu tố lân, kali, đạm, vôi, phân chuồng bón cho cây phân xanh, thời vụ trồng, thời vụ cắt và cách sử dụng phân xanh có hiệu quả.

Bùi Quang Toản, Tôn Gia Huyên (1965), nêu kết quả nghiên cứu khả năng thích nghi của 24 loài cây phân xanh trên n−ơng của đồng bào các dân tộc ở Sơn La, tác dụng chống xói mòn và năng suất chất xanh của một số loài phân xanh, trong đó đạt cao nhất là cốt khí và muồng lá dài. Hai tác giả này cũng nêu kết quả điểu tra đặc điểm 1 số loài cây phân xanh hoang dại ở Sơn La nh− cỏ Lào (Eupatorium odoratum), cốt khí làm thuốc (Cassia occidentalis), muồng na (Cassia tora), điền thanh gai (Sesbania sp.), ngải cứu rừng (Artemisia vulgaris).

Từ Quang Hiển (1994), đã nêu kết quả chọn lọc và nghiên cứu sử dụng 1 số giống cây họ đậu làm thức ăn gia súc kết hợp với chống xói mòn, cải tạo đất nông nghiệp có độ dốc ở Thái Nguyên, nêu 3 loài cây trội hơn cả là Leucaena glauca, Flemingia congesta và Desmodium rensoni. Tác giả cũng giới thiệu kết quả chuyển giao kỹ thuật canh tác trên đất dốc (SALT) cho nông dân các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc, trong đó có yếu tố trồng băng phân xanh trên đồi dốc bằng các loại cây cốt khí, keo dậu, Flemingia, Desmodium. Đến năm 1994, đã chuyển giao kỹ thuật SALT cho hơn 3000 hộ nông dân trên diện tích hàng trăm ha ở 5 tỉnh miền núi phía Bắc.

Hoàng Văn Thụ và cộng sự (1994), nghiên cứu tác dụng của hàng rào xanh cốt khí và các hệ thống cây nông nghiệp khác nhau đối với việc bảo vệ đất đồi dốc, nêu nhận xét băng cây cốt khí trồng trên đất dốc có tác dụng tăng sản l−ợng của các công thức cây trồng: lạc xuân, lúa cạn vụ hè, ngô thu, ngô xuân xen lạc, sắn xen lạc...

Cũng về nội dung nghiên cứu hàng rào xanh, Bùi Ngọc Quang (1994), đã nêu dẫn liệu kết quả trồng hàng rào xanh tại vùng hồ Cấm Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang của 888 hộ nông dân, mỗi hộ trồng 400 m2 hàng rào xanh, tổng diện tích là 35 ha, tất cả nông dân tham gia thử nghiệm đều có nhận xét hàng rào xanh cốt khí chống đ−ợc xói mòn và cây trồng giữa các băng đạt năng suất cao hơn.

Triệu Minh Thái, Tr−ơng Văn Kháng (1994), cũng nêu nhận xét t−ơng tự về hàng rào xanh cốt khí, keo dậu, Flemingia congesta... trong n−ơng chè ở Thái Nguyên đã giảm đ−ợc cỏ dại, sản l−ợng chè búp cao hơn, đất ít bị xói mòn.

Nguyễn Tử Siêm, Lê Đình Định, Lê Đình Sơn (1995), giới thiệu đặc điểm sinh học, nông học và kỹ thuật trồng cây đậu mèo Thái Lan làm cây phủ đất cho v−ờn cam ở Phủ Quỳ - Nghệ An.

Cũng về cây đậu mèo Thái Lan, Thái Phiên và Nguyễn Tử Siêm (1995), nêu nhận xét về sinh tr−ởng phát triển của cây đậu mèo này tại Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, Đắc Lắc, Sơn La... Các tác giả kết luận b−ớc đầu rằng cây đậu mèo Thái Lan tỏ ra thích hợp với điều kiện khô hạn cuả vùng đồi núi, sinh tr−ởng khoẻ, tái sinh mạnh, năng suất thân lá và hạt cao, giàu chất dinh d−ỡng, rất có triển vọng phát triển làm cây phân xanh phủ đất ở nhiều vùng đồi núi n−ớc ta.

Nguyễn Thế Đặng (1997) nghiên cứu ph−ơng thức trồng băng cỏ Vetiver, một loại cỏ hoà thảo, kết hợp với băng cây phân xanh họ đậu và trồng xen lạc trên đất dốc và nhận xét đây là một trong những ph−ơng thức tối −u cho canh tác trên đất dốc nghèo dinh d−ỡng ở miền núi phía bắc.

Tôn Nữ Tuấn Nam (1993), nghiên cứu tác dụng các loại phân xanh họ đậu trong v−ờn cà phê ở Tây Nguyên, nêu nhận xét cây phân xanh trồng xen có thể thay thế một phần phân chuồng, cây muồng lá dài (Crotalaria usaramoensis) có triển vọng nhất để trồng xen ở Tây Nguyên. Nguyễn Đ−ờng, Võ Minh Kha (1974), nghiên cứu về vi sinh vật phân giải lân ở hệ rễ của một số cây phân xanh: đậu mèo, cốt khí, muồng sợi, điền thanh... Đã xác định rằng ở vùng rễ các cây phân xanh này có các loại vi khuẩn phân giải đ−ợc apatit và Ca3(PO4)2 thành lân dễ tiêu. Vi Anh Tuấn (1992), nghiên cứu khả năng cố định đạm trên các chủng điền thanh và nhận xét thấy khả năng này ở chủng Sesbania rostrata (Điền thanh có nốt sần trên thân) hơn hẳn so với các chủng điền thanh khác.

Vũ Mỹ Liên (1969), nghiên cứu ảnh h−ởng của NPK đến sinh tr−ởng dinh d−ỡng và cố định đạm của Sesbania canabina.

Trồng xen cây phân xanh vào các v−ờn cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm là một huớng nghiên cứu đ−ợc nhiều tác giả quan tâm. Thái Phiên và cộng sự (1996), Nguyễn Thế Đặng (1997) giới thiệu về kết quả nghiên cứu xói mòn đất trong mối quan hệ với các thảm cây trồng khác nhau, với các công thức trồng cây phân xanh phủ đất khác nhau (sắn + lạc + băng cốt khí, mơ + lạc, sắn + băng cốt khí, đậu mèo Thái Lan trồng thuần...). Các tác giả gợi ý việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý trên đất dốc, tận dụng đặc tính của từng loại cây, kể cả cây trồng và cây phân xanh phủ đất để tăng tối đa tỷ lệ mặt đất đ−ợc che phủ và duy trì thời gian che phủ lâu dài vào những thời điểm cần thiết.

Đậu mèo Thái Lan, một trong số ít loài cây họ đậu có khả năng chịu bóng đã đ−ợc sử dụng làm cây phủ đất tốt trong v−ờn cam vùng Phủ Quỳ - Nghệ An (Nguyễn Tử Siêm và cộng sự, 1965).

Tại vùng đất dốc của huyện Chi Lăng - Lạng Sơn, Đặng Thị Ngoan và cộng sự (1993) đã giới thiệu kết quả thực nghiệm trồng các băng phân xanh làm hàng rào chống xói mòn, giữa các băng là cây ăn quả và cây đậu đỗ ăn hạt. Cây cốt khí đã đ−ợc sử dụng làm hàng rào xanh giữa các v−ờn vải, mơ, mận, hoặc cây đậu thực phẩm nh− đậu t−ơng, đậu xanh.

Gần đây, các mô hình canh tác trên đất dốc (mô hình SALT) đã đ−ợc áp dụng ở nhiều tỉnh miền núi. Một trong các nội dung của SALT là phát triển việc trồng cây phân xanh phủ đất theo băng, còn gọi là trồng hàng rào xanh theo đ−ờng đồng mức của vùng đồi núi. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và giới thiệu kinh nghiệm trồng hàng rào xanh bằng cây phân xanh phủ đất, giữa các băng là cây trồng nông nghiệp, ngắn ngày hoặc dài ngày. Đặng Thị Ngoan, Từ Quang Hiển, Nguyễn Văn Tiễn, Hoàng Văn Tuấn (1993), Nguyễn Thế Đặng (1997) đã giới thiệu kết quả nghiên cứu và thực nghiệm kỹ thuật trồng hàng rào xanh trên đất dốc tại hộ gia đình nông dân và tại cơ sở nghiên cứu - đào tạo.

Điểm nổi bật trong các thực nghiệm trông cây phân xanh phủ đất ở quy mô hộ gia đình và ở cộng đồng đ−ợc nêu lên ở đây là thực nghiệm không chỉ đơn thuần các yếu tố kỹ thuật, do cán bộ kỹ thuật đề xuất để nông dân thực hiện mà ng−ợc lại hộ nông dân tự nêu yêu cầu của

mình, chủ động tham gia thực nghiệm và đúc rút kết quả, họ không chỉ chú ý khía cạnh kỹ thuật mà còn quan tâm đến các yếu tố kinh tế, xã hội, tập tục, truyền thống của địa ph−ơng... Cán bộ kỹ thuật đóng vai trò ng−ời trợ giúp và đề xuất ph−ơng án để nông dân lựa chọn và quyết định. Do vậy, một số tiến bộ kỹ thuật về cây phân xanh phủ đất đã đ−ợc nông dân chấp nhận và lan truyền theo cách làm của họ.

Một phần của tài liệu Hội thảo cây phân xanh phủ đất trên đất các nông hộ vùng đồi núi phía Bắc Việt Nam (Trang 133 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)