Phân bón và những giải pháp cho đất đồi trồng cây lâu nă mở Phủ Quỳ

Một phần của tài liệu Hội thảo cây phân xanh phủ đất trên đất các nông hộ vùng đồi núi phía Bắc Việt Nam (Trang 42 - 43)

Kết quả phân tích vào ngày 10/10/1961 ở tầng đất 0-10cm so với kết quả theo dõi vào năm 1995 ( sau hơn 30 năm) cho thấy hàm l−ợng mùn giảm đi 2,552% và độ pH (KCI) giảm đi 0,9 đơn vị (từ 4,6 xuống 3,7). Sự giảm sút về hàm l−ợng chất hữu cơ trong đất cũng biểu hiện trên các v−ờn cam. Kết quả điều tra đất trồng cam của Nông tr−ờng Cờ Đỏ cho thấy sau một nhiệm kỳ trồng cam từ 17-20 năm trên các loại đất bazan, phiến thạch, phù sa cổ, đất bồi tụ hàm l−ợng mùn đã suy giảm xuống tới 2% trên hầu hết các v−ờn cam, thậm chí d−ới 1%. Các v−ờn cam trên đất bazan của đội Đông Quang, đất phiến thạch sét của đội Đông Hoà - Nông tr−ờng Đông Hiếu cũng có sự diễn biến t−ơng tự vào cuối nhiệm kỳ kinh doanh. Đối với việc trồng cây ngắn ngày trên đất đồi nh− lúa, sắn thì sự suy giảm lại càng mạnh mẽ hơn. Trên đất phiến thạch của xã Nghĩa Thắng - Nghĩa Đàn, theo kết quả điều tra vào tháng 2/1962 cho thấy chỉ sau một vụ lúa đồi kể từ khi khai hoang l−ợng mùn đã giảm từ 2,980% xuống 2,570% và hàm l−ợng đạm từ 0,227% xuống còn 0,192% ở tầng đất 0-10cm. Trên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, sự xói mòn rửa trôi càng mạnh hơn. Một theo dõi về diễn biến độ phì của đất sa phiến thạch tại Trạm Quỳnh Châu năm 1975 với độ dốc 8 độ, đất rừng dẻ thứ sinh khai hoang trồng dứa, sau 3 năm l−ợng đất xói mòn là 83,37 tấn/ha. L−ợng n−ớc bị trôi từ 68.000- 74.000 l/ha, trong khi d−ới rừng dẻ thứ cấp là 50.000 l/ha và đã kéo theo một l−ợng N là 64,73 kg/ha. L−ợng m−a ở Phủ Quỳ lớn, bình quân trên 1.600 ly, có năm đến 1.824,2 ly, trên 113 ngày m−a (1960), ít nhất là 848,7 ly trên 89 ngày m−a. Tuy l−ợng m−a lớn nh−ng lại tập trung vào các tháng 8- 9-10, 80% l−ợng m−a từ tháng 5 đến tháng 10 trong khi chỉ có 13,3% của mùa khô từ tháng 4 đến tháng 11, l−ợng m−a tháng 10 gấp đến 54 lần l−ợng m−a của tháng 12. Mùa khô l−ợng m−a không bù đắp đ−ợc l−ợng bốc hơi (l−ợng bốc hơi từ 495-828 mm, trung bình là 790 mm/năm, tháng cao nhất là 126mm và tháng thấp nhất là 35mm). Trong điều kiện nhiệt độ cao của đất và l−ợng m−a rất tập trung, nạn xói mòn và rửa trôi xảy ra rất mãnh liệt, nhất là trên các vùng canh tác có độ dốc cao. Một kết quả nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quỳ cho thấy chỉ trong 4 tháng mùa m−a từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1976, l−ợng n−ớc mất theo dòng chảy trên bề mặt trong v−ờn cà phê chè dốc 30 là 551,6 m3/ha, kéo theo l−ợng đất 8,4 tấn/ha và đã mất đi 1.039kg chất hữu cơ và 34kg N/ha.

II. Phân bón và những giải pháp cho đất đồi trồng cây lâu năm ởPhủ Quỳ Phủ Quỳ

Phân bón giữ vai trò hàng đầu để phát triển các loại cây trồng trên đất đồi, trong điều kiện đất đã suy thoái nghiêm trọng thì nhu cầu về phân bón càng rất lớn. Nhiều giống cây trồng mới có tiềm năng năng suất cao đòi hỏi nhu cầu dinh d−ỡng cao, do khòng đáp ứng đ−ợc nhu cầu đó mà một số giống mới cà phê, cây ăn quả đã sớm bị thoái hóa dẫn đến sâu bệnh phá hoại nặng. Trong nhiều năm ng−ời sản xuất dựa vào các loại phân khoáng là chủ yếu để bón cho các loại cây trồng vì phân hữu cơ mà chủ yếu là phân chuồng thì cũng chỉ đáp ứng cho các loại cây l−ơng thực thực phẩm nh− cây ngô, cây lạc và đặc biệt là 2-3 vụ lúa hàng năm của nông dân trong vùng, bởi vậy tình trạng bón phân không đủ hoặc trồng chay cho các loại cây trồng trên đồi đã là một thực tế. Với một huyện mà diện tích canh tác chủ yếu là đất đồi nh−

Nghĩa đàn hiện nay có hơn 40.000 trâu bò, để đảm bảo cho gần 2.000ha cà phê, xấp xỉ 3.000ha cao su, trên 2.000ha cam quýt, hơn 1.000ha mía, trên 1.500ha lạc và 2.400ha ruộng n−ớc ch−a kể yêu cầu phát triển lớn về diện tích của các loại cây trên đến năm 2000 và phong trào v−ờn đồi, v−ờn rừng rộng khắp nh− hiện nay.

Chúng ta biết chất hữu cơ và mùn giữ vai trò quyết định trong độ phì của đất đồi từ tính chất vật lý, hoá học, sinh học, chế độ n−ớc... đảm bảo tính bền vững cho đất đồi nhất là trong điều

kiện khắc nghiệt của khí hậu vùng Phủ Quỳ. Cùng với phân chuồng nh− đã nói trên, một số biện pháp quan trọng có tác dụng nhiều mặt đối với đất đồi dốc trồng cây lâu năm là việc sử dụng cây phân xanh, phủ đất.

Một phần của tài liệu Hội thảo cây phân xanh phủ đất trên đất các nông hộ vùng đồi núi phía Bắc Việt Nam (Trang 42 - 43)