II. Một số kết quả về sử dụng cây phân xanh làm băng chống xói mòn và
1. Kết quả nghiên cứu các loại cây phân xanh làm băng chống xói mòn
Một thí nghiệm so sánh loại băng đ−ợc bố trí từ năm 1995 đến 1996 tại xã Họ Đáp huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) trên đất có độ dốc 8-100 nghèo dinh d−ỡng. Sáu giống cây họ đậu đã đ−ợc đ−a ra so sánh. Giữa các băng đ−ợc trồng ngô. L−ợng phân bón là 500kg NPK/ha (Tỷ lệ 8:6:4) cho vụ ngô.
Kết quả về năng suất chất xanh của các lứa cắt (bảng 1) cho ta thấy:
Hầu hết các cây phân xanh đều có khả năng sinh tr−ởng và phát triển tốt trên đất dốc. Đa số các cây phân xanh đều cho năng suất tốt từ năm thứ 2 trừ đậu triều. ở năm thứ nhất: Cây đậu chàm và cây đậu triều tỏ ra có triển vọng vì năng suất lá cao hơn chắc chắn so với các loại cây khác. Sang năm thứ 2 đậu chàm vẫn cho năng suất cao nhất, kế đến là cây Calliandra, Gliridia và Flemingia. Trong hai năm tổng l−ợng chất xanh thu đ−ợc từ các cây họ đậu đều
đạt từ 7,26 đến 12,54 tấn/ha. Đây là một l−ợng phân bón rất đáng kể, nó t−ơng đ−ơng với 40- 70 kg N, 10-15 kg P2O5 và 80-150 kg K2O/ha.
Từ l−ợng phân bón đáng kể từ thân lá cây phân xanh và với khả năng chống xói mòn của nó đã góp phần duy trì và phần nào nâng cao năng suất cây trồng chính (Bảng 2). Do đất quá nghèo dinh d−ỡng (Bảng 3) nên năng suất ngô ở các công thức đều thấp (ở vụ thứ nhất đã không cho thu hoạch vì hạn và thiếu dinh d−ỡng). Đến vụ thứ 2 ngô đã cho thu hoạch từ 11 đến 14 tạ hạt/ha. Nhìn chung từ vụ 3 đến vụ 4 năng suất ngô ở các loại băng đều đ−ợc duy trì và tăng lên trừ băng I. cajanus là có năng suất giảm đáng kể. Giải thích hiện t−ợng này có thể thấy rõ rằng: Bản thân thân lá cây họ đậu đã cung cấp đ−ợc phần nào l−ợng dinh d−ỡng bị thiếu hụt ở trong đất do trồng ngô liên tục. Mặt khác với khả năng chống xói mòn của nó đã hạn chế đáng kế l−ợng dinh d−ỡng bị mất. Khi so sánh giữa các công thức với nhau cho thấy năng suất ngô ở công thức thứ 4 (Băng I. teysmanii ) đạt cao nhất và cao hơn chắc chắn so với các công thức khác. Điều này rất rõ ràng vì năng suất chất xanh của I.teysmanii đạt cao nhất (tổng số là 12,54 tấn/ha/2 năm) đã cung cấp khá lớn dinh d−ỡng cho ngô.
Để thấy rõ khả năng cải tạo đất do hoạt động của bộ rễ cây họ đậu làm phân xanh và l−ợng sinh khối trả lại cho đất, chúng tôi đã phân tích một số chỉ tiêu độ phì đất tr−ớc và sau 2 năm thí nghiệm. Số liệu bảng 3 cho nhận xét: Sau 2 năm trồng băng đã hạn chế đáng kế sự giảm pH đất. Hàm l−ợng mùn và N,P,K tổng số ở các công thức đều có xu h−ớng ổn định. Riêng l−ợng lân và kali dễ tiêu lại tăng lên - chứng tỏ thân lá cây họ đậu đã làm tăng c−ờng l−ợng dinh d−ỡng dễ tiêu ở trong đất lên sau mỗi vụ trồng trọt.
Tóm lại, Mặc dù số liệu ch−a đầy đủ nh−ng cũng cho phép chúng ta khẳng định: Đa số các cây phân xanh đ−a vào thí nghiệm đều có khả năng cải tạo đất tốt, duy trì đ−ợc độ phì nhiêu và góp phần làm tăng năng suất cây trồng trong đó đáng l−u ý là một số cây nh− I.teysmanii, G. Sepium.