1. Ph−ơng thức canh tác truyền thống của 3 vùng nghiên cứu
Du canh là ph−ơng thức canh tác phổ biến nhất ở vùng núi nói chung đặc biệt là trên các vùng núi cao và dốc. Hầu hết ng−ời dân sống ở vùng núi đều là các dân tộc ít ng−ời (M−ờng, Thái, H'Mông...) Điều kiện sống gặp nhiều khó nhăn, trình độ dân trí thấp. Thu nhập chính của họ dựa vào canh tác nông nghiệp và hái l−ợm lâm sản phụ.
Vấn đề nan giải đối với những ng−ời dân ở đây là l−ơng thực. Điều kiện giao thông vận tải và thị tr−ờng ở những vùng này rất hạn chế. Du canh là tập quán canh tác lâu đời của họ. Cách đây hơn 10 năm về tr−ớc khi đồi núi vẫn còn rừng che phủ, mật độ dân số thấp, đất đai còn tốt, năng suất cây trồng khá cao, do vậy l−ơng thực khá dồi dào. Chu kỳ canh tác khoảng 2-3: 10 (2-3 năm canh tác - 10 năm bỏ hoá), đủ để phục hồi lại độ phì của đất. Ngày nay dân số tăng đòi hỏi l−ơng thực ngày một nhiều gây sức ép lên đất, dẫn tới chu kỳ canh tác ngày càng ngắn dần (chỉ 2-3:4-5). Ph−ơng thức chuẩn bị đất phổ biến là phát thực bì để khô rồi đốt. Trên đất dốc, ph−ơng thức này đã tạo cơ hội cho đất bị xói mòn, rửa trôi nghiêm trọng. Dinh d−ỡng đất không thể phục hồi lại đ−ợc khi lớp đất mặt th−ờng xuyên bị mất đi.
Nhà n−ớc đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ ng−ời dân ổn định canh tác và tăng năng suất cây trồng trên đất dốc. Nh−ng kết quả vẫn ch−a đ−ợc là bao. Việc quản lý sử dụng đất đã đ−ợc cải thiện hơn, thông qua việc phân chia và giao quyền sử dụng đất cho ng−ời dân. B−ớc đầu đã hạn chế đ−ợc việc mở rộng diện tích du canh và ng−ời dân đã bắt đầu sử dụng phân hoá học. Đặc điểm canh tác của 3 vùng nghiên cứu có thể tóm tắt nh− sau:
- ở Tủa Chùa - Lai Châu ng−ời H'Mông chủ yếu trồng ngô trên núi đá. Cách trồng phổ biến là ngô xen với đậu nho nhe hoặc đậu t−ơng. Đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá vôi còn t−ơng đối tốt Du canh là phổ biến.
- ở Yên Châu - Sơn La ng−ời Thái canh tác lúa n−ớc là chủ yếu, trên n−ơng rẫy trồng ngô, sắn, lúa n−ơng. Đất ở đây là feralit vàng xám trên phiến thạch sét. Bên cạnh việc sản xuất cho tiêu dùng, một phần sản phẩm còn dùng để bán.
- Đà Bắc - Hoà Bình ng−ời M−ờng chịu ảnh h−ởng của vùng ngập lòng hồ Thuỷ điện Sông Đà họ phải di chuyển lên núi và canh tác trên đất dốc. Ng−ời dân trồng lúa n−ơng, sắn và một số cây trồng khác để bán lấy tiền đong gạo.
2. Sử dụng đậu nho nhe trong canh tác đất dốc
1. Các loại đậu nho nhe ng−ời dân sử dụng trong vùng
- Đậu nho nhe lùn: thân mọc thẳng cao khoảng 40-60 cm. Lá có lông cả 2 mặt, hạt nhỏ màu xanh đen. Hạt dùng để ăn, làm bánh hoặc nấu canh. Nho nhe thấp gieo vào tháng 6-7 thu hoạch vào tháng 11-12.
- Đậu nho nhe leo (Vigna umbellata) là loại đậu đ−ợc trồng phổ biến nhất. Nho nhe leo mọc nhanh, có hệ rễ rất phát triển, bám sâu vào đất. Mặt lá có lông. Nho nhe leo có nhiều loại, có thể phân biệt dễ dàng bằng màu sắc của hạt (trắng, vàng, đen). Ng−ời dân thích trồng loại hạt màu vàng vì chúng phát triển nhanh và cho năng suất cao. Đậu nho nhe leo đ−ợc trồng xen với ngô hoặc sắn vào tháng 2, 3 hoặc 5 chúng ra hoa vào tháng 8-9 thu hoạch vào tháng 11-12. Hạt dùng làm thực phẩm, lá làm phân xanh hoặc thức ăn cho chăn nuôi. Kinh nghiệm ng−ời dân cho thấy nếu gieo hạt vào tháng 2 -3 sẽ cho l−ợng chất xanh nhiều hơn. Năng suất đậu nho nhe phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Nếu thời kỳ ra hoa gặp m−a sẽ cho năng suất cao, nếu gặp hạn sẽ bị thất thu. - Đậu nho nhe hạt vằn: Cây mọc thấp hạt có màu xanh vằn. Thời gian trồng tháng 6-7,
thu hoạch vào tháng 11-12. Đây là loại đậu có hạt ăn ngon.
2. Sử dụng đậu nho nhe trong canh tác đất dốc
Các kiểu canh tác của ng−ời dân trong vùng nghiên cứu có thể phân ra các dạng sau: - Trồng nho nhe xen sắn.
- Trồng nho nhe xen ngô. - Trồng nho nhe xen ngô và sắn. - Trồng nho nhe quanh bờ n−ơng sắn. - Trồng nho nhe quanh bờ n−ơng ngô. - Trồng đậu t−ơng xen ngô.
- Trồng ngô xen dong giềng. - Trồng lúa n−ơng.
Trong 8 kiểu canh tác trên có 5 kiểu có xen đậu nho nhe. ở Đà Bắc do đất canh tác thiếu, ng−ời dân đã sử dụng đất mạnh mẽ hơn. Hầu hết các n−ơng ngô, sắn đều có xen đậu nho nhe. Trên đất tốt ng−ời dân trồng 2 vụ màu trong năm. ở Tủa Chùa ng−ời dân trồng ngô xen đậu nho nhe hoặc các loại đậu khác, tuỳ thuộc vào điều kiện đất.
Mỗi một dân tộc có một tập quán canh tác riêng phù hợp với điều kiện đất đại, khí hậu của mỗi địa ph−ơng. Kinh nghiệm canh tác của họ rất phong phú. D−ới đây là một số kinh nghiệm canh tác phổ biến:
a. Trồng xen đậu nho nhe với ngô và sắn
Sắn, ngô đ−ợc trồng vào tháng 2-3, cự ly 80 x 80 cm. Ngô gieo giữa 2 gốc sắn. Khi ngô cao khoảng 20 cm thì gieo đậu nho nhe cứ cách 2-3 gốc sắn gieo một khóm đậu (khoảng 2-3 m). Khi đậu leo lên sắn và ngô (cao khoảng 1-1,5 m) ng−ời ta bấm ngọn đậu để cho phát triển
thêm nhiều cành nhánh và nh− vậy quả sẽ ra nhiều hơn. Đậu nho nhe có thời gian sinh tr−ởng 8 tháng, ngô có thời gian 5 tháng. Đầu tháng 6 ngô đã thu hoạch để lại thân ngô làm giá cho đậu leo. Khi mùa m−a đến đậu cũng đã phát triển phủ kín mặt đất. Nho nhe ra hoa vào tháng 8-9 và quả chín vào tháng 10-11. Sau khi thu hoạch, phụ phẩm để lại làm phân bón cho vụ sau.
Sắn thu hoạch vào tháng 11-12. Sang vụ tiếp theo làm sạch cỏ trên n−ơng những hạt đậu rơi rụng sẽ nảy mầm tự nhiên không cần thiết phải gieo lại. Qua quan sát, ng−ời dân thấy rằng hạt đậu khi nảy mầm 2 lá mầm không nhô lên khỏi mặt đất. Do vậy không bị chim thú ăn hại. Đặc điểm này đã làm cho đậu thích ứng phát triển trong điều kiện rừng núi.
Ng−ời dân ở Tủa Chùa có nhận xét, những n−ơng sắn có trồng xen đậu nho nhe năng suất tăng lên 5-10%. Kinh nghiệm ng−ời dân ở Đà Bắc cho thấy trồng đậu nho nhe xen với ngô vào tháng 5, sau khi làm cỏ lần đầu, gieo đậu nho nhe với cự ly 2-3 m, sau khi thu ngô chỉ bẻ bắp rồi bẻ gập ngọn ngô xuống cho đậu leo và ra hoa sẽ cho sản l−ợng cao hơn. Trồng xen ngô với sắn không có đậu, sau khi thu ngô, cây ngô đ−ợc cắt đi để cho sắn phát triển.
b. Trồng xen đậu nho nhe với ngô trên núi đá
Đây là cách làm phổ biến của ng−ời dân Tủa Chùa - Lai Châu. Đất hình thành trên đá vôi nên t−ơng đối tốt. So với các vùng khác thời tiết lạnh hơn về mùa đông và nóng hơn về mùa hè. Ngô gieo vào tháng 2-3 và thu hoạch vào tháng 10-11. Trên diện tích này ng−ời dân trồng xen với đậu nho nhe sẽ cho năng suất ngô cao hơn và thời gian canh tác dài hơn, độ phì của đất cũng giảm chậm hơn. Ng−ời dân nhận thấy rằng đậu đ−ợc trồng lại sẽ cho năng suất cao hơn để mọc tự nhiên do hạt giống có chọn lọc. Trồng xen đậu cùng thời gian với ngô không gây ảnh h−ởng tới ngô vì đậu không leo lên ngô tr−ớc khi ngô trổ bông. Sau khi phát dọn n−ơng, đất đ−ợc cày lên rồi gieo đậu và trồng ngô.
ở địa ph−ơng ng−ời dân trồng nhiều loại đậu khác nhau trong đó có đậu nho nhe leo, nho nhe thấp , nho nhe vằn, đậu t−ơng. Nh−ng chỉ có đậu nho nhe leo là trồng xen với sắn, ngô còn các loại đậu khác đều trồng sau khi thu hoạch ngô hoặc xen khi ngô sắp thu hoạch. Tháng 2 là thời kỳ thích hợp nhất để trồng đậu nho nhe và ngô cho năng suất cao hơn trồng vào các tháng khác vì hầu hết đậu ra hoa vào tháng 8-9, và thu hoạch tháng 10-11.
Thông th−ờng đất đ−ợc chuẩn bị vào tháng 1 sau khi bắt đầu có m−a. Gieo đậu vào tháng 2-3. Khi ngô mọc không cần thiết phải tỉa th−a. Một vụ trồng chỉ cần làm cỏ một lần trong khi trồng ngô thuần phải làm cỏ 2 lần. Kinh nghiệm ng−ời dân Tủa Chùa cho thấy đất tốt quá, trồng đậu chỉ phát triển lá và không có quả, đất quá xấu không trồng đậu nho nhe đ−ợc. c. Trồng đậu nho nhe xen sắn.
Trên đất xấu ng−ời dân trồng đậu nho nhe xen với sắn. Trên đất tốt đậu đ−ợc trồng xung quanh bờ m−ơng để tránh ảnh h−ởng đến cây trồng chính. ở Đà Bắc trên đất đồi xấu, ng−ời dân trồng xen đậu nho nhe với sắn, cách 2-3 m một gốc, hoặc xung quanh bờ n−ơng, khi đậu leo cao thì bấm ngọn để tránh leo lên sắn. Sau khi thu hoạch gốc đậu có thể giữ lại cho tiếp tục nảy mầm 2-3 vụ nữa không cần phải gieo lại để che phủ đất và làm phân xanh. D−ới tán đậu nho nhe, cỏ dại rất khó phát triển.
d. Trồng đậu nho nhe để loại trừ cỏ tranh
Ng−ời dân Đà Bắc trồng đậu nho nhe để loại trừ cỏ tranh. Cỏ tranh có thân ngầm phát triển rất mạnh, cạnh tranh với các loại cây trồng khác. Trên đất có cỏ tranh rất khó canh tác. Cỏ tranh −a ánh sáng trực xạ và không chịu đ−ợc bóng. Ng−ời ta đã lợi dụng đặc tính −u việt của đậu nho nhe là có tán rậm, che phủ tốt để diệt cỏ tranh. Vào mùa khô ng−ời ta đốt những n−ơng cỏ tranh rồi gieo đậu nho nhe. Sau 2 năm liên tục cỏ tranh sẽ dần dần bị chết, kết hợp với làm cỏ bằng tay cỏ tranh sẽ bị diệt hoàn toàn. Nếu cỏ quá dày, điều kiện không cho phép
đốt, ng−ời ta gieo đậu vào những khoảng trống, xung quanh n−ơng, khi đậu phát triển sẽ leo phủ kín cỏ tranh. Ph−ơng pháp này tiết kiệm đ−ợc một số công làm cỏ rất lớn.