II. Một số kết quả về sử dụng cây phân xanh làm băng chống xói mòn và
1- Tóm tắt sinh học và công dụng: (Là cây mới nhập nội vào Việt Nam)
• Là cây họ đậu ngắn ngày; thuộc họ phụ Papilionoideae
• Cây cao 1 - 5m; sống và cho thu hoạch 2 - 3 năm liền; lá xẻ 3 thuỳ có lông mịn, hoa màu vàng, quả nang 3 - 9 hạt tròn, hạt giống đậu t−ơng nh−ng có màu nâu hay vàng nhạt.
• Cây có nguồn gốc xa x−a từ châu Phi, đ−ợc du nhập vào ấn Độ qua các đ−ờng buôn nô lệ, và nay đ−ợc trồng tới hàng triệu ha hàng năm tại n−ớc này.
• Là cây chịu lạnh khá ở vùng cao nhiệt đới, thích ứng rộng rãi với nhiều loại đất nh−ng không chịu úng và mặn.
• Công dụng quan trọng nhất của đậu triều là thực phẩm cho ng−ời và gia súc. Khẩu vị và thành phần dinh d−ỡng đậu triều gầu với đậu xanh hơn là đậu t−ơng. Trung bình hạt khô chứa 25% protein, giàu các acid có giá trị nh− Methionin và Systin. Quả non đ−ợc sử dụng nh− rau xanh và giống với đậu Hà Lan. Năng suất hạt khô có thể đạt 5 - 8 tấn/ha/vụ.
Đậu triều cũng là cây thức ăn gia súc tuyệt vời, kể cả lá, thân non và qủa, hạt. Đây là dạng thức ăn bổ sung quan trọng cho gia súc, gia cầm.
Do mọc nhanh, chóng khép tán và nhiều nốt sần nên đậu triều có tác dụng cải tạo đất, diệt cỏ dại và có nhiều khả năng để rút ngắn thời gian bỏ hoá trong canh tác n−ơng rẫy.
(Thông tin chi tiết xin đọc thêm ở tờ giới thiệu cây Đậu Triều, Nhà xuất bản nông nghiệp 1996).
2 - Thử nghiệm trồng đậu triều ở Việt Nam:
Trong các năm 1991 - 1995, đề tài KN 03-13 đã trồng thử đậu triều tại nhiều địa điểm ở Bắc bộ, nh− Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hoà Bình, Sơn La. Các khu vực thí nghiệm đều là đất đồi, núi trọc có độ cao mặt biển từ khoảng 50m đến điểm cao nhất là Tủa Chùa 1000m. ở tất cả các điểm thí nghiệm, đậu triều sinh tr−ởng rất tốt và cho năng suất từ 3 - 4 tấn/ha/vụ Một số hộ điển hình tại Hoà Bình, Bắc Cạn đạt 5 - 8 tấn/ha/vụ.
Tiếp đó nhiều dự án đã dùng đậu triều để xây dựng mô hình canh tác đất dốc nh− dự án Action ở Sơn La, Quaker Mỹ ở Mộc Châu.
• ở Việt Nam có thể phát triển đậu triều hầu hết các vùng đồi núi trọc, tới độ cao 1000m. Các vùng sau đây sẽ ít thích hợp cho đậu triều: đất quá chua và mùa m−a trùng với mùa ra hoa quả (từ tháng 9 - 11)
• Vùng phù hợp nhất với đậu triều tại Việt Nam là vùng Tây Bắc kể cả Hoà Bình và các đất đỏ đá vôi, đất ít chua ở các tỉnh Đông Bắc.
• Vùng Bắc Trung Bộ m−a nhiều vào vụ ra hoa (quí IV) nên năng suất thấp.
• Năng suất đậu triều của dân trồng trên đất rẫy ở Tây Bắc đạt từ 1,5 - 2,5 tấn/ha hạt khô. Trong v−ờn gần nhà, quản lý tốt, đạt 5-6 tấn/ha/vụ (v−ờn ông Thiệu, dốc Cun Hoà Bình và ông Chi, Phó Giám đốc Lâm tr−ờng Chợ Đồn, Bắc Thái cũ).
• Chất l−ợng hạt đậu triều ở Hoà Bình và Sơn La rất tốt Protein: 24%, tinh bột 44%, béo 1,5 - 1,9%; đ−ờng 3,8 - 4,7%. Chúng tôi đã chế biến thử một số thực phẩm đuợc mọi ng−ời đánh giá cao (súp, nhân bánh ch−ng, chè đậu triều ....)
• Với khí hậu vùng Tây Bắc và Đông Bắc nên gieo vụ xuân cùng thời gian với lạc, đậu xanh, để tránh cỏ dại và phát huy chống xói mòn khi m−a đến. Thời gian thu hoạch chính từ tháng 10 đến tháng 12 và có thể kéo dài.
Mật độ 10.000 cây/ha. Nên gieo theo hàng cách nhau 1,5m, cây cách cây trên hàng là 0,7m. Việc chăm sóc giống nh− đậu t−ơng, nh−ng khi cây cao 1 m trở lên thì không cần chăm sóc
• Khả năng phủ đất của đậu triều phát triển rất tốt. Nếu gieo tháng 3 thì tháng 6 đã có thể khép tán. Năng suất phân xanh đạt 15 đến 20 tấn khô/ha/năm nếu thu hoạch vào đầu vụ hoa (tháng 10).
• Với đất tốt có thể thu hoạch 3 năm liền bằng ph−ơng pháp chặt chồi ở độ cao 20cm. hoặc tỉa bớt cành của năm cũ vào đầu mùa xuân năm sau (tháng 2).
• Các mô hình phù hợp cho đậu triều là: - Trồng cây thực phẩm kết hợp chăn nuôi. - Trồng băng xanh có canh tác theo bậc thang . - Phủ đất cho cây ăn quả 1 - 2 năm đầu.
- Luân canh rẫy trong thời kỳ bỏ hoá, và có thể thu hoạch 3 năm liền. • Các khó khăn với cây đậu triều hiện nay:
- Dân ch−a quen sử dụng làm thực phẩm nên ch−a có thị tr−ờng, vì vậy khó mở rộng. - Mùa hoa có bọ cánh cứng ăn quả non. Nếu trồng trên diện tích lớn thì tỷ lệ bị phá sẽ
giảm đi.
- Nguồn giống dễ bị lai tạp với giống địa ph−ơng nên chất l−ợng giảm.
3 - Kiến nghị:
• Khuyến cáo rộng cho dân vùng núi trồng để nuôi gia súc và cải tạo đất. • H−ớng dẫn cách chế biến, tìm thị tr−ờng tiêu thụ để dân yên tâm trồng • Chọn một khu vực phù hợp để chuyên sản xuất hạt giống không bị lai tạp.
Muồng hoa pháo (Calliandra Calothyrus): Cây cải tạo đất, thức ăn chăn nuôi, làm củi
1 - Tóm tắt sinh học và công dụng: (Là cây mới nhập nội vào Việt Nam)
• Cây Calliandra có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ Latinh, nh−ng đã đ−ợc di thực đến rất nhiều n−ớc ở châu á, châu Phi, trong đó, tại Java - Indônêxia cây này đ−ợc phát triển tới hàng vạn ha tại các v−ờn nông hộ.
• Về thực vật học: Thuộc họ phụ Trinh nữ (Mimosoideae), có dạng cây bụi, cao 4-6m, nhiều cành nhánh, lá kép lông chim 2 lần, gần giồng lá ph−ợng vĩ; chồi hoa ở đầu cuối cành, hoa màu đỏ, mùa hoa kéo dài 3 -4 tháng. Cây đâm chồi rất mạnh nếu bị đốn liên tục.
• Sinh thái: Vùng nguyên sản có l−ợng m−a 700mm (FAO, 1985) nh−ng để phát triển tốt cần l−ợng m−a 2000 - 4000mm nh− ở Java, có thể mọc ở vùng cao nhiệt đới tới 1500 - 2000m nh−ng năng suất giảm khi nhiệt độ bình quân năm d−ới 200C. Phù hợp rất rộng với nhiều loại đất, trừ đất úng và đất quá chua - pH (KCL) d−ới 4,5 (NAS 1983).
• Công dụng của Calliandra rất đa dạng: cải tạo đất; làm thức ăn gia súc rất tốt (bò, lợn, gà...); củi đun có nhiệt l−ợng cao (4.500 - 4.700 Kcalo/kg). Trồng Calliandra một lần có thể khai thác củi liên tục 10 - 15 năm liền nhờ đâm chồi khoẻ. Ngoài ra, đây là cây nuôi ong lý t−ởng, vì nhiều mật, mùa hoa kéo dài 3 - 4 tháng trong mùa khô, khi các cây khác không còn hoa nữa.
Vì các lý do dễ trồng, nhiều công dụng, ít sâu bệnh nên đ−ợc nông dân Java- Indonexia rất −a thích. Các thông báo gần đây cho thấy trên 10 vạn ha Caliandra đã đ−ợc dân gây trồng tự nguyện và đ−a lại hiệu quả to lớn.