vùng trung du-miền núi
Qua thực tế sản xuất, nông dân vùng trung du và miền núi n−ớc ta tr−ớc đây cũng nh− hiện nay đã tích luỹ đ−ợc nhiều kinh nghiệm quí báu trong sản xuất nông lâm nghiệp. Tr−ớc mắt cũng nh− lâu dài, sản xuất nông lâm nghiệp ở vùng đất dốc phải h−ớng tới các nội dung chính sau:
1. Đa dạng hoá cây trồng d−ới nhiều hình thức: trồng xen, trồng gối, áp dụng các công thức luân canh (trong đó có cây họ đậu). Những −u điểm nổi bật nhất của hệ thống canh tác này là:
- Đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở không làm giảm tổng sản phẩm trên đơn vị diện tích, thích ứng với thị tr−ờng không ổn định.
- Tăng tính đa dạng sinh học về giống, loài theo thời gian và không gian.
- Sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lợi tự nhiên nh−: ánh sáng, n−ớc, dinh d−ỡng đất. - Tăng độ che phủ đất, chống xói mòn, rửa trôi, tái tạo đ−ợc chu trình dinh d−ỡng trong
đất, hạn chế cỏ dại và sâu bệnh.
- Một trong những −u điểm quan trọng nhất là giảm đ−ợc rủi ro mất mùa trong phạm vi tổng thể.
2. Phát triển hệ thống canh tác trên cơ sở nông lâm kết hợp với nhiều hình thức đa dạng nh−: trồng cây rừng (và suy rộng ra cả cây lâu năm có tán che phủ tốt: cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày) trên đỉnh đồi trên s−ờn núi có độ dốc cao hoặc trồng cây theo đừơng đồng mức để hạn chế xói mòn và rửa trôi đất thông qua giảm dòng chảy trên mặt đất và tốc độ gió.
Trên qui mô rộng lớn, việc đa canh cây dài ngày và cây ngắn ngày trên cơ sở nông lâm kết hợp vừa mang lại tính bền vững cao cho toàn bộ hệ thống sản xuất nông nghiệp, vừa tạo ra những vùng cây công nghiệp và cây ăn quả tập trung tuỳ theo điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội mỗi vùng.
3. Kết hợp trồng trọt và chăn nuôi là nhân tố không thể thiếu đ−ợc trong sản xuất nông nghiệp trung du - miền núi. Do bình quân đất trên đầu ng−ời cao hơn đồng bằng nên chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia súc, phải trở thành thế mạnh của vùng. Tuy nhiên, việc kết hợp và phát triển trồng trọt và chăn nuôi là một vấn đề phức tạp. Cơ cấu vật nuôi phải phù hợp với từng vùng, thậm chí từng tiểu vùng và tập quán của mỗi cộng đồng các dân tộc. 4. Tăng c−ờng phát triển và mở rộng mô hình kinh tế v−ờn nhà, v−ờn rừng, trại rừng trên cơ sở đa dạng hoá cơ cấu cây, con. Các mô hình kinh tế này sẽ mang lại thu nhập quanh năm cho hộ nông dân, không chỉ từ l−ơng thực, chăn nuôi mà còn từ cây công nghiệp, hoa quả, d−ợc liệu và các lâm sản.
III. Việc sử dụng cây keo dậu trong các hệ thống nông nghiệp bền vững vùng trung du miền núi ở n−ớc ta trong thời gian qua
Cây họ đậu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì năng suất cây trồng trong các hệ thống nông lâm kết hợp. Một số cây gỗ họ đậu có bộ rễ dài, vì thế có khả năng giữ đất, duy trì độ bền vững của đất, có khả năng hấp thu lại độ ẩm và các chất dinh d−ỡng từ các tầng đất sâu hơn.
Vai trò đặc biệt của cây họ đậu là khả năng cố định đạm sinh học. Không phải tất cả, nh−ng nói chung phần lớn các cây họ đậu có khả năng cố định đạm sinh học.
Họ đậu có hai phân họ lớn: phân họ trinh nữ (Mimosoideae) có khoảng 2800 loài và phân họ Caesalpinioideae cũng có khoảng 2800 loài, phần lớn là những cây gỗ và là những thành phần quan trọng tham gia vào các hệ thống nông lâm kết hợp. Đặc biệt loài keo dậu (Leucaena) là một trong 90% loài họ trinh nữ có khả năng cố định đạm sinh học. Cây keo dậu đã đ−ợc nhiều nhà nghiên cứu mô tả: trong các điều kiện sinh thái khác nhau cho năng suất đạm từ 70 đến 500 kg/ha/năm. Tuy nhiên, một đặc tính cần l−u ý là cây keo dậu chỉ có thể phát triển trên đất trung tính và kiềm, đất có độ pH từ 5 - 8 và không phát triển trên đất úng n−ớc. Vì vậy, trên các vùng đồi núi và trung du n−ớc ta có điều kiện đất chua (pH từ 4 đến 4,5) phải trồng các cây họ đậu khác nh−: keo lá tràm, keo mỡ, cốt khí v.v... để cải tạo đất.
Một trong những biện pháp kể tăng c−ờng cố định đạm của keo dậu là việc cải tạo độ chua của đất. Tr−ớc hết là kiểm tra độ pH của đất. Nếu thấy đất quá chua có thể bón thêm vôi và nếu vôi quá đắt hay không có ph−ơng tiện vận chuyển, không bón đ−ợc trên toàn bộ diện tích thì có thể làm những viên vôi bón cùng với hạt giống keo dậu.
Cây keo dậu trong nông lâm kết hợp có ý nghĩa sử dụng nhiều mặt: lấy gỗ, củi, làm thức ăn gia súc, phân xanh v.v... Nói chung, vì ng−ời nông dân không kiên trì, nói đúng hơn là không có điều kiện chờ đợi để thu hái đúng thời vụ mà th−ờng thu hái sớm, vì vậy gỗ chặt ra th−ờng có kích th−ớc bé, không thích hợp cho sản xuất bột giấy hoặc sử dụng làm cột, ván sàn, than hầm. Do vậy, gỗ của keo dậu mới đ−ợc sử dụng làm củi là chính để khai thác −u điểm của cây là ít khói và tro.
Đối vơi thức ăn gia súc, keo dậu có −u điểm là cây có lá ngon, tốc độ tái sinh nhanh. Do không có điều kiện sơ chế, nông dân mới chỉ sử dụng cành lá keo dậu làm thức ăn bổ sung thêm cho trâu, bò, dê và lợn.
Từ lâu, nông dân trồng keo dậu để làm hàng rào. Để góp phần phát triển nông nghiệp trung du miền núi, từ năm 1991 đến nay, các cơ quan nghiên cứu khoa học đã tiến hành nhiều dự án phát triển, trong đó có mô hình sử dụng keo dậu. Xây dựng các băng xanh trên đ−ờng đồng mức với cây keo dậu để cản dòng chảy, chống xói mòn và cải tạo đất ở huyện Tủa Chùa - Lai Châu, các huyện Mai Sơn, M−ờng La, Mộc Châu, Yên Châu và thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La, huyện Phú L−ơng tỉnh Bắc Thái (cũ). Đặc biệt, Ch−ơng trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam - Thuỵ Điển (1991 - 1996) tiến hành ở 5 tỉnh: Vĩnh Phú (cũ), Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lao Cai đã triển khai các kỹ thuật canh tác nông nghiệp đất dốc (SALT) có sử dụng keo dậu trong mô hình canh tác băng cây xanh. Ngoài ra, việc sử dụng keo dậu trong mô hình trên còn đ−ợc triển khai ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình hoặc keo dậu mọc thành rừng cây bụi, phủ kín cả những vùng đất rất rộng lớn nh− loại cây mọc tự nhiên ở khắp mọi nơi vùng đồi núi tỉnh Phú Khánh (cũ). Các mô hình nông lâm kết hợp trồng cà phê chè (coffea arabica) có cây keo dậu đ−ợc trồng làm cây che bóng thấp đ−ợc triển khai ở Đắc Lắc, Pleiku - Gia Lai.
Tổng hợp kết quả đạt đ−ợc có thể rút ra những kết luận nh− sau:
1. Keo dậu chỉ trồng ở nơi đất còn tốt và có pH (KCI) > 5,5. Để tránh lá bị rệp, không cắt tr−ớc 20/4 hàng năm ở miền Bắc Việt Nam (chờ khi có nắng to và m−a rào mới cắt). Chỉ tiêu pH của đất là điều kiện quyết định khả năng mở rộng diện tích keo dậu ở n−ớc ta.
2 Keo dậu đ−ợc trồng ở các băng cây phân xanh theo đ−ờng đồng mức trên các n−ơng đất dốc, nông dân trồng l−ơng thực (ngô, sắn cây công nghiệp (cà phê) và cây ăn quả (cam, quít, hồng, nhãn, vải). Đây là kỹ thuật t−ơng đối phổ biến. Cây keo dậu đ−ợc trồng thành hàng đơn hay kép. Cây keo dậu có thể kết hợp với các loài cây họ đậu khác nh−: cốt khí, so đũa (Sesbania) v.v. Bình quân cho 1 ha cần 5 kg hạt keo dậu. Đây cũng là cây có thời gian sống lâu nhất (trên 10 năm). Tất nhiên, khoảng cách giữa các băng cây xanh đ−ợc xác định theo độ dốc nên mật độ keo dậu trên một đơn vị diện tích sẽ khác nhau.
Tuy nhiên, keo dậu sinh tr−ởng chậm ở năm đầu nên ng−ời nông dân không thích trồng, mặc dù đây là cây để tăng c−ờng sự bền vững hàng rào xanh tốt nhất. Trong khi đó, ở Indonesia cho đến tận những năm gần đây, cây keo dậu (gọi theo tiếng địa ph−ơng của Indonesia là "ipil-ipil") đ−ợc trồng nhiều nhất. Mặt khác, cây keo dậu ở n−ớc này bị loài bọ nhảy phá hoại nặng, ng−ời dân buộc phải trồng các loại cây khác làm vật chắn sống trên đ−ờng đồng mức. Đây là đặc điểm cẩn phải quan tâm trong kỹ thuật quản lý để nâng cao sức chống chịu của keo dậu đối với bọ nhảy.