Kết quả trồng thử calliandra ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hội thảo cây phân xanh phủ đất trên đất các nông hộ vùng đồi núi phía Bắc Việt Nam (Trang 92 - 94)

II. Một số kết quả về sử dụng cây phân xanh làm băng chống xói mòn và

2- Kết quả trồng thử calliandra ở Việt Nam

• Từ 1991 - 1995, đề tài KN 03-13 đã thử nghiệm trồng Calliandra tại 10 địa điểm khác nhau, từ Đông Nam bộ qua Tây Nguyên và Bắc bộ với các yếu tố khí hậu độ cao, và các đất rất khác nhau (xem bảng 1 và bảng 2)

• Các lô thí nghiệm đ−ợc thiết lập nh− sau:

- Nguồn hạt từ Java - Indonexia với giống gốc từ Guatemala (Mỹ Latinh).

- Trồng bằng cây con trong bầu 6 x 12cm sau 3 tháng ở v−ờn −ơm. Cây con cao 30cm, hố sâu 30 x 30 x 30 cm, mật độ 5.000 cây/ha. Diện tích các lô thử nghiệm 30 x 30m lập lại 3 lần. Các lô đ−ợc trồng vào vụ xuân ở phía Bắc và tháng 5-7 ở phía Nam.

• Kết quả sinh tr−ởng: Sau các khoảng thời gian 12 tháng, 24 tháng và 36 tháng sau khi trồng, các chỉ số về chiều cao, đ−ờng kính và tỷ lệ sống đ−ợc ghi ở bảng 3.

• Đánh giá: B−ớc đầu có thể nhận xét rằng:

- Tỷ lệ sống ở hầu hết các điểm đều đạt trên 80% trong năm đầu, đến năm thứ 3 (36 tháng) vẫn đạt trên 70 - 75%. Riêng 3 khu vực Plâyku (Gia Lai), Sông Bé cũ, Hàm Minh (Bình Thuận) đều có tỷ lệ sống thấp. Lý do là mùa khô quá dài (5 - 6 tháng) và bị nạn cháy cỏ dại gây ảnh h−ởng xấu.

- Trừ điểm Hàm Minh (Bình Thuận) cây bị chết hầu hết sau 2 năm, các điểm còn lại Calliandra đều sinh tr−ởng khá, ra hoa bình th−ờng. Sau 3 năm đã thấy nơi kém nhất là điểm Plâyku (cao 2m, đ−ờng kính 2,5cm). Tốt nhất là ở L−ơng Sơn - Hoà Bình (cao 6,5m, đ−ờng kính 5,8cm). Các điểm còn lại ở mức trung gian.

- ở tất cả các điểm thử nghiệm, cây con đều có nhiều nốt sần ở rễ mà ch−a cần gây nhiễm. L−ợng nốt sần tăng lên rất nhiều nếu bón phân super lân.

- Từ năm thứ 3, ở tất cả các điểm Calliandra đều ra rất nhiều hoa, nh−ng hầu nh−

không có hạt. Tại L−ơng Sơn, khi cây 3 tuổi, mỗi cây mẹ có thể cho hàng trăm chồi hoa, nh−ng mỗi cây chỉ thu đ−ợc 100-120 hạt có sức nảy mầm. Lý do vì sao ? Có lẽ do thiếu động vật truyền phấn, đó là một loài dơi nhỏ ở các đảo vùng Polyneziêng, chuyên hút mật hoa là vật truyền phấn cho cây này vào ban đêm. Hiện t−ợng này đã đ−ợc nhiều nhà nghiên cứu Caliandra đề cập.

- Cung cấp sinh khối: Ba điểm thử nghiệm có mức sinh tr−ởng khá đã đ−ợc dùng để phân tích sinh khối và kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 4.

Trong điều kiện cây còn non, ch−a tiến hành đốn cây để thu hoạch hàng năm nh− số liệu ở bảng 4, sinh khối của Caliandra 3 tuổi có thể đạt 24,5 - 39,4 tấn khối/ha, hay 8,1 - 13,1 tấn/ha/năm.

Năng suất này là t−ơng đối cao so với các cây gỗ khác trên cùng loại đất xâu nh− các lô thí nghiệm đã nêu.

Nếu hàng năm đ−ợc thu hoạch cành, lá thì năng suất của sinh khối sẽ tăng hơn.

Khả năng ứng dụng và sự tiếp nhận của dân:

So với các cây họ đậu khác nh− cốt khí, muồng đen, keo lá tràm ... Calliandra có −u điểm lớn sau đây.

• Tán phủ đất nhanh, cải tạo đất rõ, chịu cả đất khô, xấu. • Nhiều loại gia súc thích ăn, kể cả cá trắm cỏ.

• Củi tốt, đ−ờng kính phù hợp, không phải chẻ. • Nuôi ong tốt, nhất là trong mùa khô.

• Trồng 1 năm thu hoạch nhiều năm liên tục. • ở Việt nam ch−a thấy sâu bệnh xuất hiện.

Caliandra có thể dùng cho hàng loạt mô hình nông lâm kết hợp và trong các mô hình canh tác đất dốc SALT1 , SALT2, SALT3. Đây cũng là cây đáng l−u ý để cải tạo đất canh tác rẫy trong thời kỳ bỏ hoá. Các lô Caliandra ở Sơn La chứng tỏ khả năng này rất lớn cho các đất chua vừa.

Các hạn chế của Calliandra ở Việt Nam:

• Tuy sinh tr−ởng ở nhiều vùng, nh−ng để phát triển tốt Calliandra, cần đất ít chua, trong khi ở Việt Nam đất chua mạnh lại chiếm diện tích chủ yếu.

• Đến nay hầu hết các lô thí nghiệm không kết hạt hoặc đạt tỷ lệ rất thấp. Điều đó hạn chế việc mở rộng diện tích của cây này ở n−ớc ta.

Xử lý bằng n−ớc nóng 800C trong 5 phút (tỷ lệ 1 hạt/5 n−ớc). Gieo vào bầu đất có chứa 20% phân chuồng + 1% super lân. Gieo tháng 3 thì trồng vụ thu, gieo tháng 9 thì trồng vụ xuân. Khi trồng nên dùng kéo cắt ngọn và 2/3 số lá. Nếu để cây cao 50cm thì nên trồng cây thân cụt (Stump).

Mật độ phủ đất là 5.000 cây/ha; nếu trồng theo băng trên s−ờn dốc thì trồng 2 hàng cách nhau 1m, cây trên hàng cách nhau 0,5m. Chỉ cần chăm sóc, làm cỏ năm đầu tiên, Từ năm thứ 2 cây tạo thành lớp che phủ kín đất và tiêu diệt hết cỏ.

3 - Kết luận

• Có thể trồng Calliandra ở Việt Nam ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam tới độ cao d−ới 1000m. Trừ các vùng có mùa khô quá dài (5 - 6 tháng), phần còn lại Calliandra có thể phát triển tốt. Nên −u tiên trồng ở các vùng có l−ợng m−a cao trên 1800mm/năm và đất ít chua. Các vùng đất đỏ đá vôi, đất phiến thạch tím, ở Tây Bắc là tốt phù hợp nhất. • Là cây có nhiều −u điểm cho phủ đất, thức ăn chăn nuôi, củi đun, ít sâu bệnh, dễ trồng

nên dễ đ−ợc dân chấp nhận.

• Cần tiến hành khảo nghiệm chọn xuất xứ tốt cho các vùng ở Việt Nam, đồng thời xác định vùng có khả năng sản xuất hạt giống ở Việt Nam. Cần nghiên cứu sản xuất cây giống từ hom trong lúc ch−a có đủ hạt trong n−ớc.

• Các dự án vùng cao nên vận dụng cho các mô hình canh tác đất dốc, đặc biệt là mô hình SALT3 có chăn nuôi gia súc.

Cây đậu tràm (Indigophera TyeSmanii, Họ đậu Leguminoseae): Cây phủ đất, che bóng và gỗ củi

Đậu tràm là cây họ đậu bản địa, có khả năng cố định đạm cao, thích nghi rộng ở đất xấu, chua mạnh, chịu khô hạn, mọc chồi khoẻ, vì vậy rất có triển vọng phát triển ở phía Nam và cả phía Bắc cho vùng đồi trọc.

Một phần của tài liệu Hội thảo cây phân xanh phủ đất trên đất các nông hộ vùng đồi núi phía Bắc Việt Nam (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)