III. Kinh nghiệm của dự án LNXH Sông Đà trong việc phát triển
1. Những kinh nghiệm đ−ợc rút ra từ ph−ơng thức canh tác truyền thống
ng−ời dân
1.1. Sử dụng cây đậu nho nhe trong việc tăng độ phì của đất (tiếng H'Mông là Tẩu Pua xàng); (Vigna Umbellata).
Cả ng−ời H'Mông và ng−ời Thái ở Tủa Chùa và Yên Châu đều có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng xen cây đậu nho nhe với cây ngô. Trên thực tế có những nơi nông dân đã trồng ngô xen đậu nho nhe (đậu nho nhe leo) trên cùng mảnh đất hàng trăm năm nay mà không cần bỏ hoá đất, nh−ng năng suất ngô vẫn t−ơng đối ổn định. Điều này chứng tỏ rằng cây đậu nho nhe đã bổ sung một l−ợng dinh d−ỡng đáng kể cho đất.
Đậu nho nhe đ−ợc trồng khi trồng ngô, thu hoạch muộn hơn ngô khoảng 3-4 tháng (tháng 11, 12). Khi ngô đã thu hoạch cây đậu này leo lên thân ngô và sinh tr−ởng rất mạnh ở thời kỳ này, vào tháng 11, 12 cây đậu nho nhe bị chết, phần lớn thân lá đ−ợc phân huỷ trong 3, 4 tháng mùa khô (Phần thân chính th−ờng ch−a đ−ợc phân huỷ). Theo đánh giá của nông dân thì không cây gì cải tạo đất tốt bằng cây đậu nho nhe.
Mặc dù việc trồng xen đậu nho nhe với ngô có hàng loạt các −u điểm nh−: Cải tạo đất nhờ có vi khuẩn cố định đạm, cung cấp l−ợng chất hữu cơ đáng kể cho đất nhờ có sinh khối lớn, hạt đậu có thể cho ng−ời ăn hoặc bán trên thị tr−ờng (giá khoảng 2000-2500đ/kg), năng suất lại cao (khoảng trên 2 tấn/ha) trong khi đầu t− thêm công lao động không đáng kể. Thân lá che phủ cho đất khi cây ngô đã thu hoạch. Nh−ng tại sao nhiều nông dân ch−a áp dụng biện pháp này mặc dù họ biết rằng n−ơng của họ ngày càng thoái hoá ? Vấn đề này nông dân giải thích nh− sau:
1. Trồng đậu nho nhe xen với ngô, dây đậu th−ờng leo lên thân ngô làm cây ngô bị đổ, dẫn tới bắp bị thối hoặc bắp nhỏ, năng suất ngô giảm.
2. Là môi tr−ờng tốt cho chuột sinh sống, phá hoại ngô;
3. Th−ờng hay suất hiện loài rắn xanh, gây nguy hiểm cho ng−ời khi chăm sóc thu hoạch ngô.
Xuất phát từ những nh−ợc điểm trên chúng tôi đã đề suất với nông dân hãy trồng đậu nho nhe khi làm cỏ đợt một cho ngô sẽ khắc phục đ−ợc nh−ợc điểm 1 và 2, tuy rằng năng suất đậu nho nhe sẽ bị giảm khi trồng muộn.
Dù có những −u nh−ợc điểm nh− trên nh−ng theo chúng tôi đậu nho nhe vẫn là cây che phủ đất lý t−ởng cho nhiều vùng ở miền Bắc Việt Nam.
1.2. Cây đậu Tê (tên có thể là cowpea); (tẩu Tê).
Giống đậu này chỉ có ở đồng bào ng−ời H'Mông huyện Tủa Chùa - Lai Châu.
Có thể đây là loài cùng họ với đậu xanh (Green bean). Có nhiều đặc điểm sinh vật học giống nh− đậu xanh, nh−ng hạt có màu vàng sáng. Toàn bộ quả trên cây gần nh− chín đồng loạt trong cùng thời gian, điều này rất phù hợp với tập quán, điều kiện sinh sống của ng−ời H'Mông.
Đậu Tê đ−ợc trồng vào khoảng tháng 6, 7, khi chuẩn bị thu hoạch ngô, ng−ời dân xới sạch cỏ n−ơng ngô, sau đó bổ hốc trồng. Khi ngô đ−ợc thu hoạch cũng là lúc làm cỏ cho đậu. Nông dân xã Sính Phình - Tủa Chùa đã áp dụng công thức gối vụ này từ nhiều đời nay. Khi quả đậu chín khô có hai cách thu hoạch: 1. Thu quả, đập lấy hạt tại n−ơng để lại cây; 2. Nhổ cả cây, đập lấy hạt tại n−ơng cây để lại, toàn bộ thân lá sẽ tự phân huỷ cung cấp dinh d−ỡng cho vụ ngô năm sau. Một số nông dân khác nhổ cả cây đem về nhà (vỏ đậu Tê khó tách hơn nhiều so với đậu xanh).
Đây là loại đậu trồng, chăm sóc đơn giản hơn nhiều so với đậu xanh, không có ảnh h−ởng gì tới cây trồng chính, năng suất từ 1,5 đến 2 tấn/ha, giá bán lại cao (3500-3700đ/kg - tại Tủa Chùa - 1996), chất l−ợng gần nh− đậu xanh. Vì vậy ở xã này hầu nh− hộ nào cũng trồng đậu Tê.
Theo quan điểm của chúng tôi thì đậu Tê là cây trồng dễ đ−ợc nông dân chấp nhận vì: Tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân, nâng cao độ phì của đất nhờ thân lá, và vi khuẩn cố định đạm.
1.3. Nâng cao độ phì của đất bằng cách trồng sắn
Biện pháp này khi mới nghe t−ởng rằng hơi phi thực tế. Nh−ng thực tế đồng bào dân tộc Thái ở Yên Châu đã dùng biện pháp này để nâng cao độ phì của đất.
Ng−ời Thái ở đây áp dụng công thức luân canh: Lúa n−ơng (2, 3 năm) ⇒ Ngô (3, 4 năm) ⇒ Sắn (2, 3 năm), sau đó quay lại trồng lúa n−ơng hoặc ngô.
Sở dĩ việc trồng sắn lại có thể nâng cao độ phì của đất bởi vì: Khi đã cảm thấy đất quá xấu, không thể trồng loại cây l−ơng thực gì khác, ng−ời nông dân bắt đầu trồng sắn, họ chỉ trồng một lần sau 2-3 năm mới thu hoạch. Trong thời gian 2, 3 năm này cây sắn đã qua mấy mùa thay lá, l−ợng lá hoại mục khá nhiều. Mặt khác trong thời gian này có rất nhiều cây dại mọc trên n−ơng sắn (chủ yếu là cây cỏ ngắn ngày) chúng đã qua nhiều chu kỳ sinh tr−ởng, đã cung cấp đáng kể chất hữu cơ cho đất. Chính từ hai nguồn xác thực vật này đã làm tăng hàm l−ợng chất hữu cơ trong đất.
Ưu điểm lớn nhất của ph−ơng pháp này là đất không bị bỏ hoá tự nhiên, vừa có nguồn thu đáng kể từ củ sắn, lại nâng cao đ−ợc độ phì của đất.