Trong áp dụng luật tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Đối tượng chứng minh trong tố tụng hình sự (Trang 26 - 28)

Trong lĩnh vực áp dụng luật TTHS hay cụ thể hơn là trong quá trình tố tụng đối với vụ án hình sự thì việc xác định đầy đủ đối tợng chứng minh và xác định đúng vai trò, vị trí của từng vấn đề cần chứng minh có ý nghĩa quan trọng trên những phơng diện sau đây:

Việc xác định đúng đối tợng chứng minh trong vụ án hình sự giúp các cơ quan THTT có phơng hớng, kế hoạch điều tra phù hợp, góp phần giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời, giảm chi phí điều tra, giải quyết vụ án. Để

xác định đúng đối tợng chứng minh trong vụ án hình sự cụ thể cần phải dựa trên cơ sở nắm đầy đủ những vấn đề cần chứng minh mà luật TTHS quy định và dựa trên cơ sở đánh giá tính chất, hoàn cảnh cụ thể của vụ án cụ thể đó để xác định xem trong vụ án đó cần phải chứng minh những vấn đề gì. Chúng ta phải dựa trên cơ sở những quy định của luật TTHS về những vấn đề cần chứng minh bởi vì Bộ luật TTHS ngoài việc quy định những vấn đề cần phải chứng minh trong giải quyết bất kỳ vụ án hình sự nào thì còn dự liệu và quy định tất cả các vấn đề phải chứng minh khác trong hoạt động giải quyết vụ án hình sự của các cơ quan THTT ở các giai đoạn tố tụng. Nh vậy, có thể nói luật TTHS đã dự liệu và quy định toàn bộ những vấn đề cần phải chứng minh trong qúa trình giải quyết vụ án hình sự, hay nói cách khác đối tợng chứng minh trong bất kỳ vụ án cụ thể nào cũng nằm trong số những vấn đề cần phải chứng minh do luật TTHS quy

định, tức là đối tợng chứng minh trong TTHS bao hàm đối tợng chứng minh trong vụ án cụ thể. Chính vì vậy, các cơ quan THTT dựa trên cơ sở quy định của luật TTHS về đối tợng chứng minh và căn cứ vào các vụ án hình sự cụ thể đang giải quyết để xác định đối tợng chứng minh trong vụ án đó gồm những vấn đề gì. Từ đó, vừa bảo đảm không bỏ sót đối tợng cần chứng minh trong vụ án vừa bảo đảm không xác định đối tợng chứng minh một cách tràn lan. Trên cơ sở xác định đúng đối tợng chứng minh trong vụ án giúp cho các cơ quan THTT có kế hoạch, phơng hớng điều tra phù hợp, không bỏ sót chứng cứ, đồng thời không sa vào việc thu thập những chứng cứ không liên quan đến vụ án, từ đó góp phần vào việc giải quyết nhanh chóng, kịp thời vụ án hình sự, giảm chi phí cho điều tra, giải quyết vụ án.

Xác định đúng đối tợng chứng minh là cơ sở để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Nh đã phân tích ở trên từ quy định của luật TTHS về đối tợng

chứng minh giúp cho các cơ quan THTT xác định đợc đầy đủ đối tợng chứng minh trong vụ án cụ thể đang giải quyết và khi các vấn đề cần chứng minh trong vụ án này đã đợc chứng minh đầy đủ chính là căn cứ để các cơ quan THTT áp dụng chính xác các quy định của luật hình sự và luật TTHS, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hình sự đợc đúng đắn. Ví dụ nh: Trong một vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khi cơ quan THTT chứng minh rõ ngời thực hiện tội phạm phạm tội trong trờng hợp: “Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên” thì tình tiết này chính là căn cứ định khung hình phạt thuộc Khoản 4, Điều 139 BLHS Việt Nam năm 1999, có mức hình phạt “tù từ mời hai năm đến hai mơi năm, tù chung thân hoặc tử hình”và với mức hình phạt này thì theo quy định của BLTTHS Việt Nam vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh.

Ngợc lại, nếu không xác định đúng đối tợng chứng minh hoặc đối tợng chứng minh không đợc chứng minh đầy đủ sẽ dẫn đến việc giải quyết vụ án hình sự thiếu khách quan không phù hợp với quy định của pháp luật, từ đó có thể xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và những ngời có liên quan khác... thậm chí có thể dẫn đến bỏ lọt tội phạm, hoặc làm oan ngời vô

tội. Mặt khác khi đối tợng chứng minh cha đợc xác định và chứng minh đầy đủ còn dẫn đến việc phải trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung việc giải quyết vụ án bị… kéo dài gây lãng phí sức ngời, sức của.

Một phần của tài liệu Đối tượng chứng minh trong tố tụng hình sự (Trang 26 - 28)