Phạm vi giới hạn chứng minh trong vụ án Hình sự

Một phần của tài liệu Đối tượng chứng minh trong tố tụng hình sự (Trang 47 - 50)

Xung quanh vấn đề đối tợng chứng minh và phạm vi, giới hạn chứng minh trong vụ án hình sự còn có các ý kiến, cách hiểu khác nhau. Có ý kiến đồng nhất cả ba vấn đề trên là một và coi đó là những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự; Có ý kiến phân chia các vấn đề trên thành đối tợng chứng minh và giới hạn chứng minh trong TTHS. Theo ý kiến này thì đối tợng chứng minh là các sự kiện, tình tiết liên quan đến vụ án hình sự mà các cơ quan THTT cần làm rõ - đối tợng chứng minh xác định mục đích cuối cùng của quá trình chứng minh. Còn giới hạn chứng minh xác định ranh giới, phạm vi của hoạt động chứng minh. Xác định giới hạn chứng minh là xác định ở mức độ cần thiết các sự kiện, tình tiết liên quan đến vụ án đảm bảo cho việc giải quyết vụ án đúng theo yêu cầu pháp luật và xác định số lợng chứng cứ cần thu thập để khẳng định những sự kiện, tình tiết mang ý nghĩa pháp lý cần chứng minh ;… Có ý kiến phân chia các vấn đề trên thành đối tợng chứng minh, phạm vi chứng minh và giới hạn chứng minh trong vụ án hình sự. Theo ý kiến này thì đối tợng chứng minh trong vụ án hình sự là tổng hợp những vấn đề phải chứng minh do luật định - là tổng hợp những tình tiết nói lên bản chất, nội dung của vụ án cần phải xác định bằng chứng cứ để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự và phòng ngừa tội phạm. Phạm vi chứng minh của vụ án là tổng hợp các tình tiết mà Cơ

quan điều tra phải làm rõ để xác định những vấn đề phải chứng minh do luật định - thông thờng những tình tiết đợc xác định trong phạm vi chứng minh rộng hơn đối tợng chứng minh vì ngoài những tình tiết xác định các yếu tố cấu thành tội phạm và các tình tiết liên quan đến việc xác định tính chất, mức độ của tội phạm, phạm vi chứng minh có thể còn bao gồm nhiều vấn đề khác, chẳng hạn, khi nhận đợc tin báo xảy ra vụ chết ngời cha rõ nguyên nhân, Cơ quan điều tra phải đặt ra nhiều giả thuyết để điều tra và thu thập chứng cứ để chứng minh hết tất cả các giả thuyết đó để loại trừ những giả thuyết không xác thực và khẳng định giả thuyết đúng đắn, quá trình xây dựng và kiểm tra các giả thuyết thực chất cũng là quá trình xác định phạm vi những vấn đề phải chứng minh của vụ án trên thực tế. Còn giới hạn chứng minh là tổng hợp những chứng cứ cần và đủ để xác định một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ các tình tiết có ý nghĩa đối với việc làm sáng tỏ toàn bộ sự thật của vụ án…

Qua các ý kiến ở trên cho thấy việc phân chia các vấn đề liên quan đến đối tợng chứng minh, phạm vi, giới hạn chứng minh có sự khác nhau và nội dung của các vấn đề đợc phân chia cũng đợc hiểu khác nhau, tuy nhiên về cơ bản các ý kiến này đều hiểu cùng với những vấn đề luật quy định phải chứng minh thì những gì mà Cơ quan điều tra và Cơ quan THTT đặt ra và tiến hành chứng minh nó trong quá trình điều tra, giải quyết vụ án là thuộc phạm vi hoặc giới hạn chứng minh, mặc dù những vấn đề đợc đặt ra này luật không trực tiếp quy định phải chứng minh nó mà nó chỉ có thể phục vụ cho việc chứng minh những vấn đề luật quy định, chẳng hạn nh các giả thuyết đợc đặt ra và chứng minh nó trong các vụ án hình sự đợc coi là nằm trong phạm vi hoặc giới hạn chứng minh trong vụ án hình sự. Các ý kiến này còn hiểu giới hạn chứng minh là giới hạn của số lợng chứng cứ cần và đủ để xác định khách quan, đầy đủ các sự kiện, tình tiết có ý nghĩa đối với việc làm sáng tỏ toàn bộ sự thật của vụ án hình sự. Song chúng tôi cho rằng những vấn mà luật không quy định phải chứng minh, nhng các cơ quan THTT đặt ra dới dạng giả thuyết và chứng minh nó trong quá trình chứng minh hoàn toàn thuộc về phơng diện, phơng pháp, biện

pháp chứng minh của các cơ quan THTT và các giả thuyết đó sau khi đợc chứng minh tức là đã xác định đợc tính đúng đắn của giả thuyết hoặc loại trừ nó vì tính không xác thực thì nó cũng chỉ đợc sử dụng với mục đích cuối cùng là nhằm chứng minh cho các vấn đề thuộc đối tợng chứng minh mà luật quy định, nên những vấn đề (giả thuyết) đợc đặt ra đó về bản chất chính là những chứng cứ để chứng minh trong vụ án hình sự. Việc xác định số lợng chứng cứ cần và đủ để chứng minh trong vụ án hình sự cũng thuộc về quá trình chứng minh của các cơ quan THTT mà cụ thể là trong quá trình chứng minh các cơ quan THTT phải đánh giá tổng hợp chứng cứ xem toàn bộ chứng cứ đã thu thập đợc đã đủ cơ sở chứng minh các nội dung, sự kiện, tình tiết của vụ án cha. Nếu cha đủ chứng cứ thì phải tiếp tục phát hiện, thu thập thêm. Nếu đã đủ chứng cứ thì sử dụng nó để chứng minh và đa ra kết luận về vụ án. Theo quan điểm của chúng tôi thì: Đối t- ợng chứng minh trong vụ án hình sự đợc hiểu là tổng thể những vấn đề mà luật TTHS quy định phải chứng minh. Những vấn đề này mang tính bao quát và đợc dự liệu một cách đầy đủ cho mọi vụ án hình sự xảy ra trên thực tế. Còn những vấn đề luật không trực tiếp quy định phải chứng minh thì việc chứng minh và sử dụng nó về bản chất chỉ là thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ để làm sáng tỏ đối tợng chứng minh trong vụ án hình sự. Tuy nhiên, những vấn đề mà luật TTHS quy định cần phải chứng minh, trong đó có những vấn đề bắt buộc phải chứng minh trong bất kỳ vụ án nào (nh những vấn đề thuộc về bản chất của vụ án) có những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án cụ thể này, nhng lại không phải chứng minh trong vụ án cụ thể khác, bởi vì do tính chất, mức độ và hoàn cảnh của các tội phạm không giống nhau nên đối tợng chứng minh ở mỗi vụ án có phạm vi và yêu cầu khác nhau. Còn phạm vi và giới hạn chứng minh trong vụ án hình sự chính là một và đợc hiểu là: Phạm vi, giới hạn

của đối tợng chứng minh trong vụ án hình sự cụ thể. Hay nói cách khác việc xác định phạm vi, giới hạn chứng minh trong vụ án hình sự chính là việc xác định trong vụ án đó cần phải chứng minh những vấn đề gì thì đợc coi là cần và đủ để giải quyết đúng đắn vụ án.

Một phần của tài liệu Đối tượng chứng minh trong tố tụng hình sự (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w