0
Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

So sánh những quy định của luật Tố tụng hình sự Việt Nam với những quy định của luật Tố tụng hình sự một số nớc

Một phần của tài liệu ĐỐI TƯỢNG CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ (Trang 75 -84 )

Nam với những quy định của luật Tố tụng hình sự một số nớc trên thế giới về đối tợng chứng minh

Qúa trình tố tụng hình sự chính là quá trình giải quyết một vụ án hình sự. Mà để giải quyết vụ án hình sự đúng đắn thì đơng nhiên đòi hỏi phải điều tra làm rõ những tình tiết của vụ án và những vấn đề liên quan đến vụ án. Bởi vậy, BLTTHS Việt Nam cũng nh bất kỳ BLTTHS của nớc nào trên thế giới đều giống nhau ở chỗ là có quy định về những vấn đề cần phải chứng minh trong quá trình tố tụng đối với vụ án hình sự.

Tuy nhiên, BLTTHS của mỗi nớc quy định về đối tợng chứng minh có sự khác nhau về hình thức, cấu trúc, cách thức quy định cũng nh có sự khác nhau nhất định về nội dung.

So sánh những quy định của BLTTHS Việt Nam với những quy định của BLTTHS Liên bang Nga về đối tợng chứng minh, chúng ta thấy trong cả hai BLTTHS này đều có điều luật riêng quy định về đối tợng chứng minh. Trong các điều luật này có quy định cụ thể những vấn đề cần phải chứng minh trong quá trình tố tụng đối với vụ án hình sự. Những vấn đề cần phải chứng minh này là những tình tiết thuộc về bản chất của vụ án hình sự và những tình tiết có liên quan đến trách nhiệm hình sự của ngời thực hiện hành vi phạm tội, bởi vậy thông thờng bất kỳ vụ án hình sự nào cũng đòi hỏi phải chứng minh những tình tiết này và những tình tiết này đợc xác định, đa vào quy định của luật tố tụng hình sự dựa trên cơ sở thành tựu của khoa học luật hình sự và thực tiễn giải quyết vụ án hình sự. Trong cả hai BLTTHS cũng đều có những điều luật riêng quy định về những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự mà ngời thực hiện tội phạm là ngời cha thành niên và trong vụ án hình sự mà ngời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là ngời bị bệnh tâm thần. Nh vậy, BLTTHS Việt Nam và BLTTHS Liên bang Nga có sự tơng đồng về hình thức cấu trúc và có sự tơng đồng ở chừng mực nhất định về nội dung quy định về đối tợng chứng

minh. Lý do có sự tơng đồng này, theo chúng tôi chủ yếu là vì khi xây dựng BLTTHS Việt Nam, chúng ta đã tham khảo và kế thừa thành tựu của Bộ luật TTHS của Liên Xô trớc đây (Liên bang Nga ngày nay). Còn việc trong BLTTHS của Liên Xô trớc đây (Liên bang Nga ngày nay) có điều luật riêng quy định về đối tợng chứng minh là mang tính truyền thống lập pháp của Liên Xô mà theo chúng tôi có lý do từ việc Liên Xô có sự tiếp nhận và phát triển cao độ t tởng của trờng phái Luật học thực chứng mà theo đó có sự đánh giá cao vai trò của Pháp điển hoá và chỉ thừa nhận giá trị của các quy phạm luật thực định.

Tuy nhiên, do pháp luật là một hiện tợng văn hoá nó tồn tại trong hoàn cảnh xã hội khác nhau, cũng nh t duy pháp lý, thủ tục pháp lý ở mỗi n… ớc có sự khác nhau nên nội dung quy định của pháp luật có sự khác nhau. So sánh những tình tiết cần chứng minh trong quy định của Điều 63 BLTTHS Việt Nam và trong quy định của Điều 73 BLTTHS Liên bang Nga chúng ta thấy có sự khác nhau nhất định về nội dung. Trong Điều 73 BLTTHS Liên bang Nga có quy định cần chứng minh: Những tình tiết loại trừ tội phạm và hình phạt đối với hành vi, những tình tiết có thể dẫn đến việc miễn truy cứu TNHS và miễn hình phạt - Còn trong Điều 63 BLTTHS Việt Nam không quy định chứng minh những tình tiết này. Nhng trong Điều 63 BLTTHS Việt Nam có quy định cụ thể phải chứng minh ai là ngời thực hiện hành vi phạm tội; có năng lực TNHS hay không - Còn trong Điều 73 BLTTHS Liên bang Nga không quy định cụ thể chứng minh tình tiết này. Có sự khác nhau này là do có sự khác nhau trong t duy pháp lý, từ đó có sự khác nhau nhất định trong nội dung các khái niệm pháp lý. Chẳng hạn nh khái niệm tội phạm đợc quy định trong BLHS Việt Nam nh sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội đợc quy định trong BLHS, do ngời có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, Quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp của công

dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” (Điều 8, BLHS Việt Nam).

Còn khái niệm tội phạm đợc quy định trong BLHS Liên bang Nga nh sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội đợc thực hiện có lỗi và Bộ luật này quy định phải chịu hình phạt” (Điều 14 BLHS Liên bang Nga). Từ sự khác nhau về nội dung khái niệm tội phạm ở chỗ: BLHS Việt Nam nêu cả chủ thể và năng lực TNHS vào khái niệm tội phạm, còn BLHS của Liên bang Nga không nêu chủ thể và vấn đề năng lực TNHS vào khái niệm tội phạm nên từ đó có sự khác nhau nhất định về nội dung quy định tại Điều 63 BLTTHS Việt Nam với Điều 73 BLTTHS Liên bang Nga, mà cụ thể là: Điều 63 BLTTHS Việt Nam quy định phải chứng minh ai là ngời thực hiện hành vi phạm tội; Có năng lực TNHS hay không. Còn Điều 73 BLTTHS Liên bang Nga không quy định trực tiếp vấn đề chứng minh ai là ngời thực hiện tội phạm và năng lực TNHS.

Mặc dù, có những tình tiết không đợc quy định trực tiếp và cụ thể trong Điều 63 BLTTHS Việt Nam hoặc Điều 73 BLTTHS Liên bang Nga. Nhng không có nghĩa rằng những tình tiết đó không cần phải chứng minh. Bởi vì, chính trong Điều luật này phần nào đã gián tiếp thể hiện việc phải chứng minh những tình tiết đó, mặt khác trong các điều luật khác của Bộ luật cũng thể hiện việc phải chứng minh các tình tiết đó.

Để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự thì ngoài việc chứng minh những tình tiết thuộc về bản chất của vụ án và những tình tiết liên quan đến trách nhiệm hình sự của ngời phạm tội thì đôi khi còn phải làm sáng tỏ những tình tiết khác có liên quan và có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án. Chính vì vậy, ngoài những tình tiết cần chứng minh đợc quy định trong những điều luật riêng biệt của BLTTHS Việt Nam và BLTTHS Liên bang Nga (Điều 63, Điều 302, Điều 312 BLTTHS Việt Nam; Điều 73, Điều 421, Điều 434 BLTTHS Liên bang Nga) thì rải rác trong một số điều luật khác của hai Bộ luật này thể hiện việc cần phải chứng minh các tình tiết khác có liên quan đến hoạt động tố tụng đó hoặc có liên quan và có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án.

So sánh những quy định của BLTTHS Việt Nam với những quy định của BLTTHS Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về đối tợng chứng minh chúng ta thấy: Nếu nh BLTTHS Việt Nam có những điều luật riêng biệt quy định cụ thể về những tình tiết cần phải chứng minh (mà những tình tiết này đợc rút ra dựa trên cơ sở thành tựu khoa học luật hình sự và thực tiễn giải quyết vụ án hình sự) Trong quá trình tố tụng đối với vụ án hình sự thì trong BLTTHS Cộng hoà nhân dân Trung Hoa không có điều luật riêng biệt quy định cụ thể về những tình tiết cần chứng minh trong vụ án hình sự, mà BLTTHS Cộng hoà nhân dân Trung Hoa quy định theo cách thức: Các cơ quan THTT phải chứng minh làm sáng tỏ toàn bộ sự thật về vụ án để dựa trên cơ sở vụ án đã đợc làm sáng tỏ và căn cứ những quy định của pháp luật các cơ quan THTT giải quyết vụ án.

Tuy nhiên, trong một số điều luật khác của BLTTHS Cộng hoà nhân dân Trung Hoa khi quy định về các hoạt động tố tụng cũng thể hiện việc phải chứng minh làm rõ một số tình tiết cụ thể. Nhìn chung, một mặt do cách thức quy định về đối tợng phải chứng minh là: Chứng minh sự thật của vụ án, một mặt do Bộ luật có nội dung kết cấu ngắn gọn, đơn giải và đặc điểm tố tụng của họ, nên trong BLTTHS của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thể hiện những vấn đề cần phải chứng minh không cụ thể, không thể hiện nhiều nh trong BLTTHS Việt Nam và nội dung cần chứng minh cũng có sự khác nhau giữa hai bộ luật. Chẳng hạn nh trong BLTTHS Cộng hoà nhân dân Trung Hoa không có các chơng quy định về trình tự tố tụng đặc biệt nh: Đối với ngời cha thành niên hoặc thủ tục bắt buộc chữa bệnh nh BLTTHS Việt Nam nên cũng không có quy định về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự do ngời cha thành niên phạm tội hoặc những vấn đề phải chứng minh trong vụ án mà ngời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực TNHS do mắc bệnh tâm thần. Hoặc trong BLTTHS Việt Nam có quy định chứng minh những tình tiết là căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn nhng trong BLTTHS của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa chỉ quy định chung chung là: Căn cứ vào thực trạng của vụ án, xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn. Hoặc trong BLTTHS Việt Nam

quy định cần chứng minh mối quan hệ giữa ngời làm chứng với bị can, bị cáo, ngời bị hại... Nhng BL TTHS Trung Hoa không quy định vấn đề này mà chỉ quy định việc cơ quan THTT phải nói để ngời làm chứng rõ cần nên thông tin, chứng cứ thật, nếu có ý đa chứng cứ giả hoặc che dấu chứng cứ về vụ án thì phải chịu trách nhiệm trớc pháp luật.

Nh vậy, tuy rằng Cộng hoà nhân dân Trung Hoa cũng đi theo con đờng xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhng rõ ràng là trong BLTTHS của họ quy định về đối tợng chứng minh có sự khác nhau cơ bản về cách thức và nội dung so với BLTTHS Việt Nam cũng nh so với BLTTHS Liên bang Nga. Lý do có sự khác nhau này theo chúng tôi một mặt do kỹ thuật lập pháp, đặc điểm tố tụng của từng nớc có những nét riêng chứ không thể hoàn toàn giống nhau. Nếu nh BLTTHS Trung Hoa có nội dung, kết cấu ngắn gọn thì đơng nhiên đòi hỏi phải có những điều luật liên quan khác quy định những vấn đề phát sinh trong tố tụng hình sự, bởi vậy chính trong BLTTHS có quy phạm quy định trong quá trình tố tụng phải tuân theo mọi quy định của bộ luật này và các điều luật khác có liên quan. Mặt khác luật tố tụng hình sự của Trung Hoa chịu ảnh hởng và kế thừa những kinh nghiệm của luật TTHS các nớc Châu Âu lục địa, đồng thời trong hoạt động của Toà án lại có sự tham khảo, tiếp nhận cách làm của Anh, Mỹ.

BLTTHS của Cộng hoà Pháp cũng không có điều luật riêng biệt quy định cụ thể những tình tiết cần phải chứng minh trong quá trình tố tụng đối với vụ án hình sự nh BLTTHS Việt Nam. Nếu nh BLTTHS Việt Nam quy định phải chứng minh các tình tiết thuộc về bản chất của vụ án (những tình tiết là yếu tố cấu thành tội phạm) thì BLTTHS Pháp lại quy định theo cách: phải chứng minh sự thật của vụ án và trên cơ sở các sự kiện của vụ án đã đợc chứng minh đó xác định xem có đủ yếu tố cấu thành tội phạm không, cấu thành tội phạm gì. Ngoài ra trong các điều luật khác của BLTTHS Cộng hoà Pháp điều chỉnh từng hoạt động tố tụng riêng biệt cũng thể hiện việc đòi hỏi phải chứng minh các tình tiết cụ thể của vụ án nh: Các tình tiết tăng nặng TNHS; Các tình tiết miễn, giảm

hình phạt; Các tình tiết về nhân thân, hoàn cảnh kinh tế, gia đình, xã hội của… bị can, bị cáo; Mối quan hệ giữa ngời làm chứng với các bên đơng sự nh thế nào…

Tuy nhiên, do đặc điểm và yêu cầu trong hoạt động tố tụng hình sự của Cộng hoà Pháp có nét khác với hoạt động TTHS Việt Nam, nên những vấn đề cần phải chứng minh đợc quy định trong hai Bộ luật nhiều, ít khác nhau và còn có sự khác nhau về nội dung một số vấn đề cần chứng minh. Chẳng hạn nh trong BLTTHS của Cộng hoà Pháp có quy định: Phải chứng minh tình hình tài sản của nguyên đơn (ngời bị hại) để trên cơ sở đó buộc họ phải ký gửi một khoản tiền phù hợp nhằm đảm bảo cho việc thi hành quyết định phạt tiền của Toà án đối với họ, nếu họ lạm dụng quyền đa đơn yêu cầu bồi thờng thiệt hại và nhằm mục đích kéo dài việc kiện.

Nh vậy, BLTTHS của Việt Nam và BLTTHS của một số nớc trên thế giới đã đợc nghiên cứu trong Luận văn về đối tợng chứng minh có nét tơng đồng và sự khác biệt nhất định. Sự tơng đồng chung nhất ở đây là các BLTTHS này đều quy định về đối tợng chứng minh và mục đích của những quy định này đều nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan về vụ án và những vấn đề có liên quan đến vụ án để phục vụ cho việc giải quyết vụ án hình sự đợc đúng đắn. Lý do của sự tơng đồng này là xuất phát từ yêu cầu và đặc điểm của tố tụng hình sự - Đó là đòi hỏi mọi tội phạm đều phải đợc phát hiện và xử lý, không để lọt tội phạm, không làm oan ngời vô tội mà để xử lý tội phạm (là một sự việc tiêu cực… trong xã hội đã xảy ra) thì phải điều tra thu thập chứng cứ để chứng minh khôi phục lại những tình tiết của vụ án và làm rõ những vấn đề liên quan đến vụ án. Ngoài ra, BLTTHS Việt Nam và BLTTHS Liên bang Nga còn có sự tơng đồng nhất định về cách thức, cấu trúc quy định về đối tợng chứng minh (có điều luật riêng quy định về đối tợng chứng minh) cũng nh có sự tơng đồng nhất định trong quy định về nội dung đối tợng chứng minh (Nội dung trong điều luật riêng có sự giống nhau cơ bản), mà lý do của sự tơng đồng này theo chúng tôi là vì khi xây dựng BLTTHS Việt Nam, chúng ta đã tham khảo và kế thừa thành

tựu của BLTTHS của Liên Xô trớc đây; Sự khác biệt ở đây thể hiện ở cách thức quy định và nội dung quy định. Cụ thể: về cách thức quy định BLTTHS Việt Nam và BLTTHS Liên bang Nga có điều luật riêng quy định cụ thể về đối tợng chứng minh đó là những vấn đề thuộc về bản chất của vụ án và những vấn đề liên quan đến trách nhiệm hình sự và hình phạt, còn BLTTHS của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và BLTTHS của Cộng hoà Pháp không có điều luật riêng quy định cụ thể về đối tợng chứng minh mà quy định dới dạng khái quát chung, đó là: cần làm sáng tỏ sự thật của vụ án. Còn những vấn đề cụ thể cần chứng minh thờng đợc thể hiện gián tiếp trong các điều luật khác của BLTTHS Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và BLTTHS Cộng hoà Pháp. Về nội dung đối tợng chứng minh đợc thể hiện trong quy định của các bộ luật này ít nhiều khác nhau, chẳng hạn nh: Trong BLTTHS Cộng hoà nhân dân Trung Hoa không có quy định về những vấn đề chứng minh trong vụ án hình sự do ngời cha thành niên phạm tội, hoặc những vấn đề phải chứng minh trong vụ án mà ngời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự do mắc bệnh tâm thần nh BLTTHS Việt Nam; Hoặc BLTTHS Việt Nam có quy định chứng minh những tình tiết là căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn, nhng

Một phần của tài liệu ĐỐI TƯỢNG CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ (Trang 75 -84 )

×