Những vấn đề chứng minh trong vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Đối tượng chứng minh trong tố tụng hình sự (Trang 28 - 42)

Cũng nh bất kỳ hoạt động nào của con ngời, hoạt động giải quyết vụ án hình sự có những mục đích và yêu cầu của nó. Mục đích của giải quyết vụ án hình sự nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng, kịp thời mọi hành vi phạm tội, xử lý công minh ngời phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan ngời vô tội, khắc phục những hậu quả do hànhh vi phạm tội gây ra và nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm. ở góc độ chung nhất, giải quyết vụ án hình sự phải bảo đảm yêu cầu tuân thủ triệt để các quy định của luật hình sự, luật TTHS. Để đảm bảo đạt đợc những mục đích và yêu cầu trong giải quyết vụ án hình sự, luật TTHS quy định đầy đủ những vấn đề liên quan đến trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự, mà trong số đó có quy định về những vấn đề phải chứng minh, làm rõ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Từ đó, những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự đợc hiểu là tất cả những vấn đề cần làm rõ để làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án hình sự đợc đúng đắn cả ở góc độ luật nội dung (cơ sở cho việc áp dụng đúng đắn BLHS) và ở góc độ luật hình thức (cơ sở cho việc ra các quyết định đúng đắn trong quá trình tố tụng). Nh vậy, đối tợng chứng minhh trong vụ án hình sự có thể đợc hiểu theo nghĩa rộng gồm: không chỉ là những vấn đề liên quan đến bản chất vụ án mà bao gồm tất cả các vấn đề khác có liên quan đến vụ án và có ý nghĩa để giải quyết đúng đắn vụ án theo quy định của luật hình sự và luật TTHS. Theo nghĩa hẹp thì đối tợng chứng minh trong vụ án hình sự thờng đợc hiểu chỉ là những vấn đề trong vụ án, đó là những vấn đề thuộc về bản chất của vụ án và những vấn đề liên quan đến trách nhiệm hình sự (chẳng hạn nh quy định tại Điều 47, Điều 272 BLTTHS Việt Nam năm 1988 hoặc Điều 63, Điều 302 BLTTHS Việt Nam năm 2003). Trong phạm vi luận văn này, tác giả nghiên cứu về đối tợng chứng minh trong vụ án hình sự

theo nghĩa rộng, tức là tất cả những vấn đề gì mà luật TTHS quy định phải chứng minh.Trong số những vấn đề cần chứng minh thì có vấn đề luật TTHS quy định trực tiếp một cách rõ ràng, có vấn đề luật TTHS quy định một cách gián tiếp mà phải qua nghiên cứu điều luật này trong mối quan hệ tổng thể của luật TTHS chúng ta mới thấy đợc vấn đề cần phải chứng minh.

Giải quyết vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn tố tụng và bao gồm rất nhiều nội dung. Chúng ta có thể khái quát các nội dung của giải quyết vụ án hình sự thành những nội dung cơ bản, đó là: Quá trình phát hiện, xác định tội phạm; xử lý ngời phạm tội; đề ra các biện pháp khắc phục hậu quả của tội phạm; đề ra biện pháp phòng ngừa tội phạm; áp dụng các biện pháp đợc luật TTHS quy định mà quá trình này đòi hỏi phải đúng quy định của luật hình sự… và luật TTHS - tức là quá trình đó phải dựa trên những căn cứ nhất định đợc quy định trong luật hình sự và luật TTHS. Mà thực chất của quá trình đó là việc các cơ quan THTT phải chứng minh làm rõ các tình tiết của vụ án và những tình tiết có liên quan đến vụ án xem nó phù hợp, thoả mãn với những quy định nào của luật hình sự, luật TTHS. Chẳng hạn để xác định có tội phạm xảy ra hay không các cơ quan THTT phải chứng minh, xác định xem vụ việc xảy ra có đủ các tình tiết thoả mãn các dấu hiệu trong khái niệm tội phạm đợc quy định trong BLHS hay không. Hoặc khi xử lý ngời phạm tội phải chứng minh xem họ có đủ điều kiện đợc miễn TNHS hay không, nếu không đợc miễn TNHS và phải áp dụng hình phạt đối với họ thì phải chứng minh các tình tiết là căn cứ quyết định hình phạt để từ đó xác định đúng loại và mức hình phạt cần áp dụng đối với ngời phạm tội Nh… vậy, chúng ta có thể rút ra rằng: các căn cứ, cơ sở của việc xác định nội dung của đối tợng chứng minh chủ yếu chính là các khái niệm, các quy định của luật hình sự, luật TTHS. Tuy nhiên, không phải là căn cứ vào tất cả các quy định của luật hình sự, luật TTHS để xác định nội dung đối tợng chứng minh mà chỉ căn cứ vào những quy định nào có liên quan đến việc cần phải xác định xem trong vụ án có những tình tiết phù hợp, thoả mãn với những quy định đó không. Đó là các quy định, các khái niệm nh: khái niệm về tội phạm, cơ sở của

TNHS, miễn TNHS, các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, các giai đoạn thực hiện tội phạm, thời hiệu truy cứu TNHS ví dụ: quy định của luật… hình sự về thời hiệu truy cứu TNHS là căn cứ để xác định nội dung đối tợng chứng minh liên quan đến thời hiệu truy cứu TNHS, đó là phải chứng minh các tình tiết nh: tội phạm đó có đợc áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS không? thuộc loại tội phạm gì? đã xảy ra bao lâu? ngời phạm tội có trốn tránh và bị truy nã không?

Tuy nhiên, không phải tất cả những nội dung của đối tợng chứng minh đều đợc xác định dựa trên các căn cứ là các khái niệm, các quy định của luật hình sự, luật TTHS mà có những nội dung cần chứng minh đợc luật TTHS quy định dựa trên cơ sở xuất phát từ mục đích, yêu cầu của hoạt động tố tụng. Ví dụ nh: để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án đợc đúng đắn khách quan luật TTHS quy định chứng minh một số vấn đề nh: mối quan hệ giữa ngời làm chứng với bị can, bị cáo hoặc với ngời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự…

Từ cách đặt vấn đề theo lôgic nh trên, dới đây chúng ta lần lợt làm rõ những vấn đề chứng minh trong vụ án hình sự:

- Trớc hết, để giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề cốt lõi, cơ bản là phải xác định xem có tội phạm xảy ra hay không, đó là tội phạm gì, đợc quy định ở điều, khoản nào của BLHS để làm đ… ợc việc đó các cơ quan THTT phải chứng minh làm rõ những tình tiết diễn biến trong vụ án để so sánh sự phù hợp của tình tiết diễn biến của vụ án đó với khái niệm tội phạm trong luật hình sự, cũng nh với các quy định của luật hình sự về tội phạm cụ thể. Trên thực tế mỗi tội phạm xảy ra thờng có những diễn biến khác nhau mà không có tội phạm nào hoàn toàn giống tội phạm nào. nhng những tội phạm cụ thể đều có những yếu tố pháp lý đặc trng đợc quy định trong luật hình sự- những yếu tố pháp lý đặc trng này- đợc khoa học luật hình sự gọi là các yếu tố cấu thành tội phạm. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự ngời ta dựa vào các yếu tố cấu thành tội phạm để làm căn cứ pháp lý xác định tội phạm cụ thể. Vì vậy, trong giải quyết vụ án hình sự việc xác định có tội phạm xảy ra hay không? đó là tội phạm gì thuộc

khung, điều luật nào? chính là việc xác định các yếu tố cấu thành tội phạm… trong vụ án đó- hay nói cách khác là phải chứng minh trong vụ án đó có các tình tiết tơng ứng với các yếu tố câú thành tội phạm hay không- tức là chứng minh các yếu tố cấu thành tội phạm.

Các yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm: khách thể của tội phạm; mặt khách quan của tội phạm; chủ thể của tội phạm; mặt chủ quan của tội phạm.

+ Chứng minh khách thể của tội phạm:

Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội đợc luật hình sự bảo vệ, nhng bị tội phạm xâm hại bằng cách gây thiệt hại hoặc đe doạ trực tiếp gây thiệt hại ở một chừng mực nhất định. [26, tr 81]

Chứng minh khách thể của tội phạm tức là phải xác định đợc quan hệ xã hội nào đợc hình sự bảo vệ nhng bị tội phạm xâm hại. Nếu không có quan hệ xã hội bị xâm hại, hoặc tuy có quan hệ xã hội bị xâm hại nhng quan hệ xã hội đó không đợc luật hình sự bảo vệ thì sẽ không có tội phạm.

Một hành vi phạm tội có thể xâm hại đến nhiều khách thể, mặt khác trong một vụ án hình sự ngời phạm tội có thể thực hiện nhiều hành vi phạm tội. Bởi vậy, trong những trờng hợp này cần phải chứng minh làm rõ tất cả các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại.

Thờng khách thể của tội phạm đợc xác định thông qua việc xác định đối tợng của tội phạm. Tuy nhiên, cùng một đối tợng tác động của tội phạm nhng những đối tợng này lại thuộc những khách thể của tội phạm khác nhau. Song trong một chừng mực nhất định, dựa vào khách thể của tội phạm có thể phân đ- ợc các loại tội phạm này với tội phạm khác.

Dựa vào khách thể của tội phạm mà xác định đợc tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Khách thể càng quan trọng thì tính chất và mức độ nguy hiểm càng lớn.

Nh vậy, chứng minh khách thể của tội phạm là xác định quan hệ xã hội nào đợc luật hình sự bảo vệ bị tội phạm xâm hại? Trong một vụ án có thể phải chứng minh nhiều khách thể bị xâm hại. Nếu khách thể không bị xâm hại thì không có tội phạm và khi đó sẽ không đợc khởi tố vụ án hoặc nếu đã khởi tố thì phải đình chỉ.

+Chứng minh mặt khách quan của tội phạm:

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm tác động vào quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ gây nên thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hội đó. [26, tr 91]

Khi chứng minh mặt khách quan của tội phạm phải chứng minh các vấn đề sau: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; phơng pháp, phơng tiện, công cụ, thủ đoạn để thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; thời gian, địa điểm, hoàn cảnh, nơi xảy ra tội phạm…

Trong những vấn đề thuộc mặt khách quan của tội phạm nh trên, có những vấn đề là dấu hiệu bắt buộc mà có dấu hiệu đó mới cấu thành tội phạm, chẳng hạn dấu hiệu bắt buộc ở mọi cấu thànhh tội phạm nh: hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nếu khi chứng minh xác định đợc không có dấu hiệu này thì không cấu thành tội phạm và sẽ không có tội phạm xảy ra. Tuy nhiên hành vi nguy hiểm cho xã hội đợc coi là dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm nếu hành vi đó đợc ghi nhận trong luật hình sự.

Chứng minh hậu quả nguy hiểm cho xã hội chính là chứng minh hậu quả của hành vi phạm tội - có ý nghĩa để làm căn cứ định tội, định khung hình phạt và quyết định hình phạt, chẳng hạn nh: nếu một ngời cha bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc cha bị kết án về tội chiếm đoạt mà họ trộm cắp tài sản thì họ chỉ phạm tội trộm cắp tài sản, khi tài sản bị trộm cắp có giá trị từ năm trăm nghìn đồng trở lên, nếu tài sản có giá trị từ năm mơi triệu đồng đến đới hai trăm triệu đồng thì họ phạm tội thuộc Khoản 2 Điều 138 BLHS Việt

Nam (khoản 2 là khung tăng nặng). Hậu quả của hành vi phạm tội còn là yếu tố quyết định hình phạt thể hiện ở Điều 45 BLHS Việt Nam quy định về căn cứ quyết định hình phạt: “Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của BLHS, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân ngời phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS”. Điều 46 BLHS Việt Nam quy định về tình tiết giảm nhẹ TNHS: phạm tội nhng cha gây thiệt hại hoặc thiệt hại không lớn.

Tuy nhiên, hậu quả nguy hiểm cho xã hội ở đây phải là hậu quả do chính hành vi nguy hiểm cho xã hội trực tiếp gây nên. Tức là phải chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội với hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Chứng minh những dấu hiệu khác của mặt khách quan của tội phạm nh: công cụ, phơng tiện, thủ đoạn, phơng pháp thực hiện hành vi phạm tội; thời gian, địa điểm, hoàn cảnh nơi xảy ra tội phạm; tình hình kinh tế, chính trị, xã hội khi xảy ra tội phạm là cần thiết và có ý nghĩa. Bởi vì, trong số đó có những dấu hiệu trong những trờng hợp nhất định là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, chẳng hạn nh: địa điểm thực hiện tội phạm là dấu hiệu bắt buộc trong tội hoạt động phỉ. Trong một số trờng hợp, những dấu hiệu này là những dấu hiệu cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS cho ngời thực hiện hành vi phạm tội, chẳng hạn nh dấu hiệu: “Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều ngời” là dấu hiệu định khung tăng nặng trong tội cố ý gây thơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ cuả ngời khác; có dấu hiệu còn có ý nghĩa để xác định thẩm quyền giải quyết vụ án nh dấu hiệu địa điểm phạm tội; có dấu hiệu có ý nghĩa để xác định TNHS nh: dấu hiệu thời gian phạm tội để xác định thời hiệu truy cứu TNHS.

Trong một vụ án hình sự, có thể phải chứng minh làm rõ nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội và cùng với nó, phải chứng minh các dấu hiệu khác thuộc mặt khách quan của tội phạm liên quan đến từng hành vi. Điều này xảy ra khi

ngời phạm tội thực hiện nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tội ghép hoặc thực hiện nhiều tội phạm.

Nh vậy, chứng minh mặt khách quan của tội phạm bao gồm phải chứng minh nhiều dấu hiệu khác nhau, các dấu hiệu này đều có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án, tuy nhiên ý nghĩa của các dấu hiệu có khác nhau. Trong một vụ án, có thể phải chứng minh mặt khách quan của các tội phạm khác nhau.

+ Chứng minh chủ thể của tội phạm:

Tội phạm bao giờ cũng đợc thực hiện bởi con ngời cụ thể, bởi vậy chứng minh chủ thể của tội phạm là chứng minh ai là ngời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trái pháp luật hình sự, tức là ai là ngời thực hiện hành vi phạm tội - thực hiện tội phạm. Ngời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có năng lực TNHS không; có đủ khả năng nhận thức hành vi và khả năng điều khiển hành vi của mình không? Họ đã đến tuổi chịu TNHS cha? ở đây cần lu ý: một ngời tuy có thể mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi do bị say rợu hoặc dùng chất kích thích mạnh khác mà họ có lỗi đối với tình trạng say của mình thì luật hình sự vẫn thừa nhận họ là ngời có đủ năng lực TNHS.

Trong một vụ án hình sự có thể còn phải chứng minh ngoài ngời thực hiện hành vi phạm tội còn có ai tham gia vào việc thực hiện tội phạm nữa. Năng lực TNHS và độ tuổi của những ngời cùng tham gia này nh thế nào. Tức là phải chứng minh những ngời đồng phạm trong vụ án hình sự.

Trong luật hình sự còn có một số tội phạm khi cấu thànhh tội phạm, ngoài các dấu hiệu bắt buộc của chủ thể: Năng lực TNHS, độ tuổi thì còn có các dấu hiệu khác mà khi cấu thành tội phạm đòi hỏi phải có. Những chủ thể đòi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đối tượng chứng minh trong tố tụng hình sự (Trang 28 - 42)