Những quy định của luật TTHS của nớc Cộng hoà Pháp về đối tợng chứng minh

Một phần của tài liệu Đối tượng chứng minh trong tố tụng hình sự (Trang 72 - 75)

mà đối tợng chứng minh thể hiện gián tiếp trong một số điều luật - tức là những quy định trong một số điều luật này gián tiếp thể hiện phải chứng minh những vấn đề của vụ án có liên quan. Mặt khác, theo quy định tại Đoạn 2, Điều 3 Bộ luật TTHS thì “Khi THTT hình sự, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan Công an phải thực hiện nghiêm chỉnh mọi quy định của bộ luật này và các điều luật khác có liên quan”. Với quy định này cho thấy khi áp dụng các điều luật khác có liên quan, mà trong những điều luật này có quy định về những tình tiết cần chứng minh thì các cơ quan THTT phải chứng minh những tình tiết đó.

2.2.3. Những quy định của luật TTHS của nớc Cộng hoà Pháp về đối tợng chứng minh đối tợng chứng minh

Trong Bộ luật TTHS của nớc Cộng hoà Pháp không có điều luật riêng quy định về đối tợng chứng minh, mà những vấn đề cần phải chứng minh đợc thể hiện rải rác trong một số điều luật điều chỉnh từng hoạt động tố tụng. Qua nghiên cứu thấy hầu nh những vấn đề cần phải chứng minh mà đợc quy định cụ thể trong một số điều luật lại không phải là những vấn đề thuộc về bản chất của vụ án, mà những vấn đề cần phải chứng minh thuộc về bản chất của vụ án đợc Bộ luật quy định một cách bao quát chung, theo đó: Cơ quan điều tra phải làm sáng tỏ sự thật về vụ án, trên cơ sở kết quả điều tra đó các Cơ quan tố tụng xác định xem các tình tiết, sự kiện của vụ án cấu thành tội phạm gì. Với cách quy định này thì phạm vi những vấn đề phải điều tra là rất rộng (toàn bộ sự thật) và đơng nhiên bao hàm cả những vấn đề thuộc về bản chất của vụ án. Những quy định liên quan đến việc chứng minh sự thật của vụ án và xác định các yếu tố cấu thành tội phạm nh: Tại Đoạn 1, Điều 81 Bộ luật TTHS Cộng hoà Pháp quy định: “Dự thẩm tiến hành mọi hoạt động điều tra cần thiết để xác định sự thật

theo đúng quy định của pháp luật”. Điều 94 của Bộ luật quy định: “Việc khám xét đợc thực hiện tại bất cứ nơi nào có thể tìm ra những vật giúp cho việc xác định sự thật”...

Điều 176 của Bộ luật quy định: “Dự thẩm kiểm tra các yếu tố cấu thành tội phạm hiện hữu chống lại bị can để trên cơ sở đó xác định tội phạm”. Điều 177 của Bộ luật quy định: “Nếu các sự kiện xảy ra không cấu thành trọng tội, khinh tội hoặc tội vi cảnh hoặc nếu cha xác định đợc ngời phạm tội hoặc cha đủ chứng cứ buộc tội bị can, thì dự thẩm ra quyết định miễn tố”…

Trong Bộ luật TTHS của Cộng hoà Pháp còn có rất nhiều điều luật khác mà nội dung quy định của nó thể hiện những vấn đề cần phải chứng minh, chẳng hạn nh:

Tại Khoản 5, Điều 81 của Bộ luật quy định “Dự thẩm trực tiếp hoặc giao cho Sỹ quan cảnh sát t pháp, theo quy định tại khoản 4, hoặc giao cho bất cứ ngời nào có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ tiến hành điều tra nhân thân cũng nh hoàn cảnh kinh tế, gia đình và xã hội của bị can. Tuy nhiên, đối với khinh tội, Toà không bắt buộc phải điều tra”. Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật quy định: “Trong lần hỏi cung đầu tiên, dự thẩm xác định căn cớc của bị can ”. Hoặc Điều… 397 của Bộ luật quy định: “Nếu bị cáo đợc đa ra Toà tiến hành xét xử theo quy định tại các Điều 395 và 396 khoản 3 thì Chánh án Toà tiến hành sẽ xác định căn cớc của bị cáo sau khi thông báo cho Luật s của bị cáo ”. Những quy định này… cho thấy việc đòi hỏi chứng minh nhân thân của bị can, bị cáo.

Khoản 1, Điều 212 của Bộ luật quy định: “Nếu xét thấy các sự kiện hoặc… cha tìm ra ngời phạm tội hoặc thì Toà điều tra phúc thẩm tuyên bố đình chỉ điều… tra”. Quy định này thể hiện việc phải chứng minh: Ai là ngời phạm tội?

Tại Điều 348, 349 của Bộ luật quy định Chủ toạ phiên toà nêu các vấn đề mà Toà đại hình và bồi thẩm đoàn phải xem xét “Mỗi tình tiết tăng nặng… phải đợc nêu thành một vấn đề. Mỗi lý do miễn hay giảm hình phạt theo quy định của pháp luật cũng đợc nêu thành một vấn đề”. Hoặc Điều 468 quy định:

“Nếu bị cáo đợc miễn hình phạt theo quy định của pháp luật thì Toà án tuyên bố bị cáo có tội và miễn hình phạt cho bị cáo ”. Những quy định này thể hiện… việc phải chứng minh các tình tiết tăng nặng TNHS, các tình tiết giảm nhẹ cũng nh những tình tiết là căn cứ để miễn, giảm hình phạt.

Tại Điều 6 của Bộ luật quy định các trờng hợp chấm dứt quyền công tố. Điều này cũng có nghĩa rằng phải chứng minh những tình tiết là căn cứ chấm dứt quyền công tố.

Điều 103 của Bộ luật quy định: “Ngời làm chứng tuyên thị sẽ khai tất cả sự thật và chỉ khai sự thật. Dự thẩm hỏi họ, tên, tuổi, lý lịch, nghề nghiệp, chỗ ở của ngời làm chứng, hỏi xem ngời làm chứng có quan hệ bà con thân thuộc, thích thuộc với các bên đơng sự hay không, nếu có thì quan hệ giữa ngời làm chứng và bên đơng sự đó ở mức độ nào. Câu hỏi và câu trả lời phải đợc ghi vào biên bản”. Tơng tự Điều 331 cũng quy định chủ toạ phiên toà đại hình phải làm rõ mối quan hệ của ngời làm chứng với bị cáo hoặc nguyên đơn dân sự. Tức là phải chứng minh làm rõ mối quan hệ của ngời làm chứng với bị cáo, nguyên đơn nh… thế nào.

Ngoài ra, tuỳ từng vụ án mà còn phải chứng minh các vấn đề có liên quan đến vụ án nh: Trong vụ án có gây thiệt hại cho ngời bị hại và ngời bị hại kiện đòi bồi thờng thì phải chứng minh các tình tiết là cơ sở cho việc giải quyết việc bồi thờng, tuy nhiên ngời bị hại hoặc nguyên đơn phải đa ra những căn cứ chứng minh cho việc yêu cầu bồi thờng của họ. Và Toà án phải chứng minh tình hình tài sản của nguyên đơn để buộc họ phải ký gửi một khoản tiền bảo đảm cho việc thi hành quyết định phạt tiền của Toà án đối với nguyên đơn, nếu nguyên đơn lạm dụng quyền đa đơn yêu cầu bồi thờng thiệt hại và nhằm mục đích kéo dài việc kiện hoặc trong những trờng hợp phát hiện một tử thi dù chết do bạo lực hay không nhng cha biết nguyên nhân thì phải làm rõ hoàn cảnh và nguyên nhân cái chết…

Một phần của tài liệu Đối tượng chứng minh trong tố tụng hình sự (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w