Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 54 - 56)

Mt là, Doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải vận động theo xu hướng tái cấu trúc vốn trong bối cảnh hội nhập

Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành dệt may là một trong những ngành dần dần phải giảm dần sự bảo hộ của Nhà nước và chấm dứt theo cam kết với tổ chức này. Vì vậy, một trong những

vấn đề yêu cầu hàng đầu là nâng cao năng lực về vốn và quản trị tài chính của các doanh nghiệp dệt may.

Tuy nhiên, sau thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tết thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã phát triển vượt bậc nhờ những động lực của chính sách Đổi mới. Nhưng, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới khiến Việt Nam như một con tàu vừa qua giai đoạn khởi động, chạm vào quá trình tăng tốc thì không may gặp sóng lớn, bão to. Tồi tệ hơn, đây là cuộc khủng hoảng tài chính chưa từng có tiền lệ kể từ những năm 1930. Tác động sâu rộng của cuộc khủng hoảng lần này khiến một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam chịu

ảnh hưởng không nhỏ. Các hoạt động thương mại và đầu tư suy giảm mạnh, lần

đầu tiên nền kinh tế phải trông vào "bệ đỡ" từ thị trường nội địa sau nhiều năm tăng trưởng dựa chủ yếu vào xuất khẩu.

Cuối năm 2007, rất nhiều DN đang từ chỗ hào hứng với các thành quả vượt trội, vừa thông qua những bản chiến lược bùng nổ ra thị trường thế giới, đặt mục tiêu chiếm lĩnh vị thế số 1 trong nước, top 5 top 10 thương hiệu… bỗng dưng dần rơi vào cảnh mất đi nhiều bạn hàng, nguồn vốn cạn kiệt dần, nguồn tín dụng ngày càng khó khăn.

Để tồn tại và phát triển, ngành dệt may phải hướng vào thị trường nội địa,

đây là một sự cải cách trong tư duy, nhận thức đối với việc tái cấu trúc vốn của ngành dệt may và đây cũng là một kinh nghiệm rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế của các quốc gia khác mà Việt Nam phải áp dụng.

Hai là, Xây dựng một đề án chiến lược lâu dài về tái cấu trúc vốn làm định hướng cho ngành dệt may Việt Nam. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, nếu không có một chiến lược “bài bản”, quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp thường bị thất bại vì các doanh nghiệp không biết hoạt động theo hướng nào để tái cấu trúc cho phù hợp trong việc: xây dựng nguồn cung cấp nguyên vật liệu, chính sách phát triển thị trường, thị phần,….

Ba là, Nhanh chóng xây dựng thương hiệu, sản phẩm khác biệt, mẫu mã đa

dạng và chất lượng cao, giá cả cạnh tranh.. mới có thể tồn tại và đứng vững trong sự cạnh tranh khốc liệt của toàn cầu hóa.

Bn là, Hiện đại hóa về công nghệ sản xuất kinh doanh và quản trị DN

Hiện nay thiết bị của ngành dệt may Việt Nam vẫn chủ yếu gia công, chưa

đi vào sản xuất nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vẫn còn thấp. Trình độ quản trị doanh nghiệp chưa cao. Những điều này đều ảnh hưởng

đến công cuộc tái cấu trúc vốn doanh nghiệp dệt may. Vì vậy, phải tái cấu trúc đồng bộ những việc như trên.

CHƯƠNG 2:

THC TRNG V CU TRÚC VN SN XUT KINH

DOANH CA DOANH NGHIP DT MAY TRÊN ĐỊA BÀN

TP.HCM TRONG THI GIAN 2007 -2009

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 54 - 56)