Dệt May Việt Nam vẫn là ngành công nghiệp gia công

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 66 - 67)

Theo số liệu từ Bộ Công thương, kim ngạch XK dệt may của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2010 đạt 9,2 tỷ USD, nhưng riêng chi phí để nhập khẩu vải sợi và phụ kiện dệt may đã chiếm gần 8 tỷ USD.

Trong khi tốc độ và giá trị tăng trưởng của ngành dệt may phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất FOB (mua nguyên phụ liệu, bán thành phẩm) và khả năng chủ động nguồn nguyên phụ liệu thì tỷ lệ sản xuất hàng FOB ở Việt Nam đến nay chỉ chiếm khoảng 20% - 25%.

Nếu hiểu đúng nghĩa của sản xuất FOB thì các doanh nghiệp (DN) Việt Nam cũng mới dừng lại ở dạng sản xuất FOB “cấp 2” (một hình thức gia công thông qua hợp đồng trung gian). Do không đủ năng lực để tự thiết kế mẫu, chủ động lựa chọn nguyên vật liệu, tự chào bán sản phẩm, nên các DN Việt Nam phải nhận sản xuất lại hàng theo chỉ định của nhà sản xuất FOB “cấp 1”. Trên thực tế, các DN sản xuất FOB của Việt Nam tự mua nguyên vật liệu, nhưng phải mua theo mẫu của FOB “cấp 1” đưa ra (với đơn hàng FOB này DN được hưởng thêm 5% - 10% trên giá trị nguyên phụ liệu).

Trong khi đó, theo tổng giám đốc một DN dệt may lớn tại TP.HCM, ở thời

điểm này, khi Trung Quốc đã chào hàng cho thị trường năm 2010 - 2011 thông qua những catalogue về mẫu mã, chất liệu vải may, xu hướng thời trang, thì các DN Việt Nam đang phải tìm mua lại các tài liệu này để… nghiên cứu thị trường! Còn theo tìm hiểu của phóng viên, trong các quốc gia cạnh tranh với Việt Nam

trong XK dệt may đã đặt ra những tham vọng rất lớn (đến năm 2011, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng XK lên 50%, Ấn Độ là 25 tỷ USD, Bangladesh là 18 tỷ USD - tăng gấp đôi so với hiện nay) thì Việt Nam chỉ dám đưa ra chỉ tiêu khiêm tốn là năm 2010 kim ngạch XK vào khoảng 10 - 12 tỷ USD.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 66 - 67)